Tính sĩ diện tốt hay xấu?

Từ nhỏ, chúng ta thường được ông bà, cha mẹ khuyên dạy nên có lòng tự trọng, phải biết giữ thể diện bản thân và gia đình. Cách giáo dục này, nếu áp dụng đúng sẽ phát triển tốt về mặt nhận thức, xây dựng cao tính độc lập, đồng thời cũng tránh những thị phi không cần thiết. Trái lại, khi đặt nặng ‘sĩ diện bên ngoài’ vô tình dần làm mất đi tính chân thật đáng quý.

Có một tác gia từng nói rằng: Sĩ diện là thứ khó buông bỏ nhất, nhưng cũng là thứ vô dụng nhất. Như vậy, sự thật sĩ diện là tốt hay xấu, chúng ta phải làm thế nào để phát huy hết giá trị tích cực của nó và cần biết dừng lại ở đâu mới có thể giao tiếp một cách khôn ngoan và trí tuệ? Hãy cùng Trang Viết Việt Nam tìm hiểu sâu về chủ đề này.

1. Ý nghĩa thuật từ ‘sĩ diện’

Theo ghi chép lưu truyền, từ “sĩ diện” đã tồn tại suốt hơn hai ngàn năm và được xem là văn hóa giao tiếp quan trọng nhất ở thời đại lịch sử phong kiến khi xã hội còn phân chia giai cấp. Trong đó, diễn giải cụ thể từ “sĩ diện” là một cụm ghép tiếng Hán Việt, gồm chữ “sĩ (士)” nghĩa là giới trí thức, người học thức cao, người quý tộc, người có phẩm chất đạo đức tốt và “diện (面)” ở đây hiểu chung là mặt mũi bên ngoài nhằm miêu tả tính tự trọng, biết tôn trọng, danh dự và uy tín của bản thân.

Nguồn gốc và ý nghĩa thuật từ ‘sĩ diện’

Như vậy, từ “sĩ diện” có nghĩa là thể hiện sự tự trọng, danh dự, uy tín dựa trên đạo đức nhân phẩm, tri thức và kiến thức. Ngày xưa, người ta dùng từ “sĩ diện” dành cho những ai có phẩm chất tốt, trí thức cao, hiểu biết rộng, hành xử tinh tế, lịch thiệp và biết tôn trọng, danh dự cho mình và người khác, để tránh bị khinh chê là ‘không có nề nếp phép tắc’ làm ảnh hưởng đến tổ tiên, gia phong.

Ngoài ra, trong cuốn Luận ngữ, Khổng Tử từng giải thích câu: “Hành dĩ hữu s, sử vu tứ phương, bất nhục quân mệnh”. Tức là một người phải tự chịu trách nhiệm đối với hành vi bản thân, có ý thức xã hội, biết xấu hổ và thường lo sợ phẩm cách bị vấy bẩn. Khi bản thân đang gánh vác trọng trách thì luôn phải ý thức bảo vệ lợi ích đất nước. Bất luận đi đến phương nào cũng đều hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Người như thế sẽ không bao giờ làm ra những chuyện khiến quốc gia phải hổ thẹn hay nhân cách của mình bị sỉ nhục thì đó mới gọi là “sĩ”.

Bởi vậy, năm giai cấp chính thời xưa gồm là “Sĩ, nông, công, thương, binh” dưới các triều đại quân chủ thì ‘sĩ’ được xếp hàng vị trí đầu tiên. Điều này, cho thấy giới trí thức thời xưa đóng vai trò chủ lực trong việc phát triển xã hội.

Tại sao xuất hiện tính ‘sĩ diện hão’ và tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra

Do đó, chẳng có gì sai khi mọi người muốn hướng tới vẻ ngoài trí thức, tinh tế, quý phái, lịch lãmtrầm ổn. Thế nên, người trí thức, có hiểu biết sâu sắc lễ nghĩa, họ muốn giữ cho mình tính sĩ diện cũng là một lẽ thường cần phải có.

2. Tại sao xuất hiện tính ‘sĩ diện hão’ và tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra

Nhìn vào định nghĩa trên, chúng ta càng thấy rõ tính sĩ diện vẫn là một đặc tính rất tốt khi tuân thủ các quy tắc dựa trên nền tảng đạo đức, luôn giữ lòng tự trọng biết tự hổ thẹn. Những phẩm chất này, sẽ giúp cho ta có giá trị đẹp hơn trong mắt người khác. Tuy nhiên, nếu đặt quá cao lòng tự trọng vô tình dễ mắc lỗi tính tự ái, nghĩa là chạm ngưỡng đến lòng tự tôn vì đã khơi dậy sự tổn thương, thất bại, sai lầm nào đó từ kết quả trong quá khứ mà họ không bao giờ muốn lặp lại. Cho nên, họ phản kháng một cách tiêu cực và chủ quan thông qua các hành vi ứng xử cứng nhắc, thiếu linh hoạt, không điềm tĩnh và thiếu sáng suốt.

Còn nếu chỉ vì muốn nhận về những lời khen, sự tôn trọng, tán dương, tung hô của người khác, mà tự vẽ cho mình một lớp bọc ‘sĩ diện hão’ để che đậy khả năng yếu kém, tự ti, mặc cảm về năng lực, tài chính hoặc hoàn cảnh xuất thân. Điều này, không những đánh cắp lòng tin bản thân mà còn mất đi tính trung thực đáng quý, chưa kể khi bị phát hiện ra là một kẻ nói dối, càng làm mọi người chế nhạo, khinh thường. Bởi “giấy không bao giờ gói được lửa” nên dù có che đậy tốt đến cỡ nào thì thời gian sẽ minh chứng cho điều đó.

Làm sao phát huy nét đẹp tính sĩ diện trong văn hóa hiện đại

Trên thực tế, đã xảy rất nhiều câu chuyện đáng thương đến từ tính sĩ diện hão bởi họ không chấp nhận bản thân bị thua kém, không muốn ai coi thường, gia cảnh hay quá khứ của mình. Có thể do trải qua sự thiếu thốn, mất mát hoặc chịu ảnh hưởng mạnh tâm lý khao khát được thừa nhận nên họ luôn phải gồng mình chứng tỏ rằng “tôi đang sống rất hạnh phúc và giàu có”. Đến khi, không thể tiếp tục khoe, họ sẽ tìm cách gian dối, thậm chí lừa đảo chiếm đoạt để dẫn đến cái kết trong lao ngục vì lòng tham hư ảo.

3. Làm sao phát huy nét đẹp tính sĩ diện trong văn hóa hiện đại

Ở các nước tiến tiên như Mỹ, Úc, Anh, Canada và một số các nước phát triển khác, họ rất quan tâm đến giáo dục con cái, trong đó tính sĩ diện được coi là yếu tố quan trọng để phát triển hình thành nhân cách ở trẻ. Cho nên, ngay từ lúc thuở nhỏ, trẻ được khuyến khích phải nói thật, tôn trọng quan điểm, biết lắng nghe, nhận lỗi và học cách sửa sai để hiểu trách nhiệm và giới hạn hành vi của mình. Đồng thời, xây dựng cao tính độc lập và tôn trọng quyền riêng tư. Vì thế, đa số họ tránh hỏi những câu hỏi cá nhân nhằm không để người đối diện phải khó xử hay phiền hà bởi họ coi việc làm đó là thiếu tế nhị, không lịch sự.

Mặt khác, họ đặc biệt quan tâm đến việc bày tỏ cảm xúc, đồng cảm cũng như khích lệ, động viên tinh thần chẳng hạn những câu: “Tôi rất mừng khi mọi thứ của bạn vẫn tốt” , “Tôi ghi nhận tấm lòng của bạn”, Tôi thật sự xin lỗi”,“Tôi rất tiếc vì điều đó” , “Tôi rất buồn khi bạn đã trải qua những việc như thế”, “Bạn đã làm rất tốt” hoặc là “Tôi đánh giá cao sự nỗ lực của bạn”...

Tính sĩ diện tốt hay xấu

Đây đều là những nét đẹp văn hóa hiện đại để thể hiện bản thân. Bên cạnh đó, thay vì chỉ trích, phê phán và đánh giá, ta nên kiên nhẫn lắng nghe sự khác biệt để tạo ra một môi trường giao tiếp hòa đồng và thân thiện. Mặc dù không thể chọn nơi sinh ra, nhưng ta có quyền lựa cách sống lành mạnh mà mình muốn.

Nguồn Trang Viết Việt Nam

*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn

Bài viết khác:

Có nên kết thân với người yêu cũ hay không?
Oprah Winfrey: “Thất bại là một vị thầy tuyệt vời nhất”
Cách giao tiếp an toàn với ‘người xấu’
Phiên Dịch PLG 'độc quyền' Hội Nghị B2B Kết Nối Giao Thương Ngành Đá Tự Nhiên Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam
Nếu hợp đồng chưa ký chính thức mà khách hàng hủy ngang khi đang giao dịch thì sẽ giải quyết ra sao?
Sự thật về thị phi và cách giữ tâm bình an như thế nào?
Tại sao sau khi ly hôn nhiều người cha ‘thờ ơ’ với con cái?
Không để người mẹ đơn độc chịu đựng nỗi đau mất con
Các hiệu ứng nào gây nên cơn sốt 'Truyền Thông Booking Media'?
Ca sĩ Thái Kiệt: 'Tôi rất bất ngờ khi thấy hàng trăm nghệ sĩ thể hiện lại ca khúc Đời Là Cát, Bụi Là...
Những lợi ích khi tự viết sách xuất bản?
Giữ 5 nguyên tắc 'vàng' để tránh rạn nứt hôn nhân
Nếu 'bạn chưa tin lựa chọn ở bản thân' hãy tham khảo từ những người thành công
Tiến sĩ Rick Hanson khẳng định chứng bệnh tiêu cực rất nguy hiểm
Đừng bao giờ để áp lực cuộc sống ‘ngăn cách’ tình thân với Cha Mẹ
Thực hành chuyển hóa suy nghĩ tiêu cực trở nên lạc quan
Làm sao nhận diện một người sống tình cảm chân thật?
Anh em giúp nhau là Trách nhiệm hay Quý Nhân?
Làm sao kết giao với người giàu?
Lồng Tiếng và Thuyết Minh có từ khi nào?
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Linh Đan
1 năm trước

Bài này phân tích hay quá

Lý Nguyên Bảo
1 năm trước

Bài viết nhẹ nhàng nhưng lại rất sâu sắc