Thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ Richard Mille không còn xa lạ với giới thượng lưu. Vì để sở hữu một chiếc đồng hồ phiên bản giới hạn, người ta phải trả trung bình giao động tầm khoảng trên 300.000 USD đến hàng triệu đô la. Đáng chú ý đa số các dòng ‘siêu phẩm’ được các đại gia Châu Á lựa chọn, trong đó có Việt Nam.
Điều gì đã khiến cho nhãn hiệu này trở nên nổi tiếng sau hai năm thành lập và tại sao các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng dám chi mạnh số tiền khủng vài chục tỷ đồng để mua một chiếc đồng hồ xa xỉ?
Thương hiệu đồng hồ Richard Mille có từ khi nào?
Đây là một thương hiệu được đặt tên nhà sáng lập, ông Richard Mille sinh năm 1951 ở miền nam nước Pháp. Năm 1974, sau khi tốt nghiệp ngành marketing tại Viện Đại Học Công Nghệ Besançon, ông đã nộp đơn xin làm ở hãng đồng hồ Finhor, nơi đầu tiên mà ông nuôi dưỡng niềm đam mê với công việc. Nhờ sự cố gắng và chuyên tâm đã giúp ông nhanh chóng nhận vị trí giám đốc phát triển xuất khẩu khi còn rất trẻ. Tuy nhiên đến năm 1981, công ty này sang nhượng cho tập đoàn Matra, một công ty ngành công nghiệp chuyên về sản xuất linh kiện ô tô và hàng không. Khi ấy, ông Richard Mille đảm trách chức vụ giám đốc bán hàng. Mặc dù công việc đang phát triển rất tốt nhưng với bản tính ham học hỏi và muốn tìm hiểu sâu để phát triển ngành nghề mình yêu thích nên năm 1992 ông đã đầu quân cho thương hiệu trang sức Mauboussin nổi tiếng của Pháp tại Paris. Ông đi từ cấp trưởng bộ phận đồng hồ, tiếp đó thăng chức lên giám đốc chi nhánh bộ phận chế tác. Sau cùng, trở thành tổng giám đốc điều hành, đồng thời là cổ đông lớn cho hãng trang sức này.
Đến năm 1998, do bất đồng quan điểm với ban hội đồng quan trị về chiến lược phát triển thương hiệu, ông đã chủ động rời khỏi tập đoàn Mauboussin. Đúng lúc thời điểm đó, ông gặp Dominique Guenat, một người bạn đối tác lâu năm cũng là cháu trai của hãng một thương hiệu đồng hồ cao cấp Thụy Sĩ. Hai người không chỉ hiểu nhau qua công việc mà còn có cùng đam mê với xe đua ô tô, hàng không, cơ khí và nghệ thuật chế tác đồng hồ.
Ảnh. Ông Richard Mille và người bạn đồng sáng lập ông Dominique Guenat
Điều này đã khiến ông có ý định hợp tác và thành lập thương hiệu Richard Mille. Họ đã đặt trụ sở đầu tiên tại Les Breuleux, Thụy Sĩ vào năm 1999 khi đó công ty vẫn chưa có bất kỳ dòng sản phẩm nào.
Tại sao vừa ra mắt sản phẩm lại thu hút giới thương lưu?
Vốn là người tính cầu toàn và thích sự khác biệt cộng thêm 26 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành trước đó. Ông nhận ra thị trường lúc bấy giờ đang thiếu những dòng sản phẩm chuyên dụng cho thời trang thể thao cao cấp, trong khi ông thấy rõ ‘đây là một thị trường tiềm năng rất lớn để khai thác giới thượng lưu’. Vì vậy, ông chấp nhận đi chậm để cùng với các chuyên gia ở Thụy Sĩ tìm ra ý tưởng phát triển sản phẩm nhằm tạo ra những mẫu mã độc đáo.
Ảnh. Phòng kỹ thuật nhà máy
Mục tiêu của ông là mong muốn kết hợp giữa kiến trúc hàng không và xe đua ô tô để kiểu dáng trông thật mới lạ, dễ nhìn và sang trọng. Đồng thời, sản phẩm cần đủ điều kiện như tính chính xác, có khả năng chống sốc va đập tốt, vật liệu phải bền, cực kỳ nhẹ không tới 30-40gram, dễ uốn lượn. Khi đeo vào cảm giác thoải mái cộng nhiều tính năng vượt trội. Đặc biệt, giá trị sử dụng vĩnh viễn, không bị lỗi thời và hiếm có trên thế giới.
Ảnh. Các chuyên gia đang làm việc đặt trụ sở tại Thụy Sĩ
Đây cũng là một thử thách rất khó đối với cộng sự của ông vì thời đó công nghệ chưa phát triển mạnh. Ông kể lại “chúng tôi đã phải kỹ luật bản thân rất cao, có cả máu và nước mắt”. Họ làm việc liên tục trong suốt 2 năm và cuối cùng đã thành công ra mắt dòng sản phẩm đầu tiên mang tên gọi là RM001 Tourbillon theo quy trình chế tác kỳ công, được làm ra từ những người thợ trẻ tuổi. Khởi điểm ban đầu, chỉ sản xuất 17 chiếc đồng hồ với mức giá mỗi chiếc là 200.000 CHF (tương đương gần 5 tỷ đồng hiện nay). Chiến lược này, vừa tạo tâm lý khan hiếm cho người mua, vừa có thể thăm dò ý kiến thị trường mà vẫn đảm bảo khả năng tiêu thụ dòng sản phẩm mới dễ bán. Bởi trước đó, ông đã chuẩn bị rất kỹ cho việc giới thiệu khách hàng và thuyết phục họ bằng cách đảm bảo những quyền hạn, lợi ích khi mua chẳng hạn cam kết bảo hành trọn đời hoặc có thể bán lại hay là hướng họ đến một khoảng đầu tư kiếm lời từ phiên bản giới hạn, v.v.. Do vậy, dòng sản phẩm đầu tiên đã nhanh chóng ‘cháy hàng’.
Ảnh. Mẫu RM001 Tourbillon lần đầu được ra mắt năm 2001
Cộng thêm, ông biết tận dụng những lợi thế PR để phát triển hình ảnh thương hiệu thông qua những vận động viên có tầm ảnh hưởng lớn giúp thương hiệu đồng hồ Richard Mille gần gũi với giới thượng lưu. Những người làm đại sứ thương hiệu cho ông đa số là đứng đầu trong danh sách thể thao thời đó như: tay quần vợt nổi tiếng người Tây Ban Nha Rafael Nadal, tay đua F1 người brazil Felipe Massa, Golf thủ người Mỹ chuyên nghiệp Bubba Watson,…. gây ra tiếng vang lớn, chiếm mạnh sự quan tâm từ báo chí khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, giới chuyên gia hàng đầu dành lời khen ngợi sự tinh xảo, tỉ mỉ và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về chất lượng. Họ đánh giá “Richard Mille đã phá kỷ lục về mẫu mã mới lạ và tốc độ tiêu thụ nhanh cho dòng đồng hồ cao cấp”. Chính vì vậy, thương hiệu Richard Mille trở nên nổi tiếng và thu hút giới thượng lưu kể từ khi mới vừa ra mắt năm 2001.
Lý do người Châu Á ‘chi mạnh’ để mua những phiên bản giới hạn như thương hiệu Richard Mille
Nhờ những chiến lược thông minh có định hướng rõ ràng và được chuẩn bị kỹ từng bước của thương hiệu Richard Mille, điều này không chỉ an toàn mà còn ‘đánh đâu thắng đó’ khi họ lần lượt công bố các sản phẩm đắt tiền và cao cấp hơn, thậm chí những phiên bản giới hạn lên đến hàng triệu đô mà vẫn thu hút khách hàng thế giới và thu về nhiều giải thưởng danh giá gồm có Aiguille d’Or (Giải thưởng Kim Cương), Horological Revelation (Giải thưởng Phát minh Đồng hồ), Innovation Prize (Giải thưởng Đổi mới), Sports Watch Prize (Giải thưởng Đồng hồ Thể thao), (Giải thưởng Phục hồi), Jewellery Watch Prize (Giải thưởng Đồng hồ Trang sức), Brand of the Year (Thương hiệu của Năm),…
Ảnh. Một trong những cửa hàng của thương hiệu đồng hồ Richard Mille
Khi phóng viên đặt câu hỏi “liệu mức giá đưa ra có quá mắc hay không?”, ông đáp “thông thường mỗi sản phẩm thường mất ít nhất từ 2-3 năm hoặc 6-7 năm tùy vào độ khó từng loại. Chúng tôi đã khảo sát và chuẩn bị rất kỹ các bước ngay đầu nên giá thành hoàn toàn hợp lý”.
Bên cạnh đó, ông Richard Mille cũng chứng minh được khách hàng có thể kiếm lời dù đã sử dụng sau 18 năm kể từ ngày sản xuất.“Các chuyên gia từ Christie’s và Sotheby’s đã thông báo với tôi rằng đồng hồ của chúng tôi đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu đối với một khoản đầu tư tốt bao gồm chất lượng, tính xác thực và độ hiếm. Trên thị trường thứ cấp, các bạn sẽ không tìm thấy nhiều đồng hồ Richard Mille, đó là một dấu hiệu tuyệt vời. Tuy nhiên, dựa trên số lượng nhỏ mà tôi đã kiểm chứng, chúng vẫn giữ nguyên vẹn giá trị. Mặc dù chúng tôi đã tăng giá đáng kể nhưng nhiều khách mua đồng hồ ban đầu không bị lỗ khi họ bán lại chúng. Chẳng hạn, mẫu RM002 hiện đã có giá 300.000 USD, trong khi chúng tôi ra mắt lần đầu là giá 120.000 USD. Vì do các chi phí hàng năm đã tăng, dẫn đến giá trị tăng cho đồng hồ. Tuy nhiên, bất kỳ chiếc RM002 nào trên thị trường thứ cấp đều vẫn có thể được bán lại với giá khoảng 150.000 đến 200.000 USD, vì vậy họ hoàn toàn kiếm lợi được từ chiếc đồng hồ này.”
Ảnh chân dung nhà sáng lập Richard Mille
Dựa trên báo cáo mới nhất của ngành đồng hồ Thụy Sĩ Morgan Stanley và công ty nghiên cứu ngành đồng hồ Thụy Sĩ LuxeConsult cho biết, mặc dù chỉ tối đa xuất 5.300 chiếc mỗi năm nhưng mỗi năm trung bình doanh thu đạt tối thiểu là 1,5 tỷ USD (tương đương 36.000 tỷ đồng) được chọn vào thương hiệu mua sắm cao cấp. Đặc biệt, đáng chú ý theo nguồn thông tin của công ty Richard Mille đã công bố nhu cầu khách hàng Châu Á trong đó có Việt Nam thường chọn mua những sản phẩm giá trị mắc hơn so với các nước Châu lục khác.
Ảnh. Nhiều ngôi sao Châu Á vẫn đang sử dụng thương hiệu này
Theo đánh giá giới chuyên môn tại Châu Á – Thái Bình Dương, ông Alexandre Bigler chia sẻ “Những người đã biết dùng hàng hiệu thường họ rất hiểu rõ sự khan hiếm thường dẫn giá trị bán lại cao hơn, không những biến đồng hồ Richard Mille trở thành một phụ kiện xa xỉ để khẳng định sự giàu có, đẳng cấp trong giới thượng lưu mà còn là một khoảng sinh lời rất tiềm năng”. Đặc biệt, tâm lý chung người Châu Á thường rất thích cất giữ vàng trang sức để phòng thân. “Tuy nhiên, người ta cũng chẳng dám đeo vì vàng mà mấy chục tỷ thì rất nặng lại không an toàn khi ra đường. Trong khi, kim cương càng đeo càng mất giá, còn đồng hồ Richard Mille vừa nhẹ vừa giữ được tài sản bên mình, không lo người khác lấy cắp có thể bán lại nếu không đủ giấy tờ” Một cửa hàng đại diện Việt Nam khẳng định.
Ông Alexandre Mille, giám đốc thương hiệu Richard Mille nhìn nhận, “Giới thượng lưu Châu Á đang ngày càng tích cực trong việc mua sắm hàng hiệu”.
Ảnh. Ông Alexandre Mille – con trai của ông Richard Mille, hiện đang thay cha tiếp tục sự nghiệp
Người này nói thêm.“Để phục vụ khách hàng Châu Á, chúng tôi đang gấp rút chuẩn bị ra mắt cửa hàng thứ 2 tại Singapore vào dịp tháng 10 này. Nơi đây có diện tích 930 mét vuông, một vị trí trung tâm đắt địa và được đánh giá là cửa hàng có quy mô lớn nhất trên thế giới ”.
Ảnh. Richard Mille đang chuẩn bị ra mắt cửa hàng thứ hai ở Singpapore
Nguồn Trang Viết Việt Nam
*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn