Tại sao sau khi ly hôn nhiều người cha ‘thờ ơ’ với con cái?

Trong hôn nhân, có vô số lý do dẫn đến chuyện ly hôn nhưng dù cho là nguyên nhân nào thì việc chia tay vẫn là điều không mong muốn giữa các cặp đôi vợ chồng, nhất là khi họ có con chung. Tuy nhiên, điều đáng buồn ở đây lại xảy ra các trường hợp sau ly hôn người mẹ giữ quyền nuôi con nhưng người cha thiếu trách nhiệm cấp dưỡng, thậm chí không thấy họ quan tâm đến sự trưởng thành của con?

Người ta thường nói: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng” nhằm có ý nhấn mạnh mỗi người gặp nhau hay gắn kết tình cảm yêu thương đều là do nhân duyên sắp đặt. Vì thế phải trân trọng và biết ơn đối phương, đồng thời khuyên nhủ vợ chồng nên giữ lòng ‘tương kính’ như ngày đầu sẽ giúp cuộc hôn nhân càng thêm bền vững.

Mặc dù nắm rõ nguyên lý hạnh phúc, song trên thực tế vẫn còn rất nhiều người khó duy trì được dài lâu. Có thể áp lực cuộc sống cơm áo gạo tiền, trách nhiệm gia đình, nuôi dưỡng con cái nên đôi lúc khiến họ lãng quên. Bởi đa số cho rằng ‘đã là vợ chồng thì cần chi phải giữ lễ’, do vậy họ dễ mắc phạm các quyền riêng tư, thiếu tôn trọng nhau trong các tình huống căng thẳng chẳng hạn hay nạt nộ, quát tháo muốn kiểm soát thay đổi người kia theo ý mình. Chính những mâu thuẫn này, gây lên tác động tâm lý tiêu cực làm cho vợ chồng bất hòa, xung đột, mất đi tình thương. Kết quả, dẫn tới sự lạnh nhạt, không cân bằng tâm lý đã đưa họ tìm vào những thú vui khác để rồi chấm dứt mối quan hệ vợ chồng trong nuối tiếc.

Ngoài ra, còn ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ cha con nếu như trẻ chứng kiến hoặc nghe thấy những điều tiêu cực về cha. Một phần tâm lý trẻ chưa trưởng thành hoàn toàn phụ thuộc vào người nuôi nấng, người mà chúng yêu thương.

Áp lực từ người vợ sau và thiếu khả năng tài chính

Đặc biệt, trường hợp này người mẹ giữ quyền nuôi con sau ly hôn, trong khi đó người cha không làm tròn nghĩa vụ trách nhiệm bao gồm việc chu cấp tiền tháng, thiếu sự quan tâm con cái, có khi biệt tăm không lần nào xuất hiện. Vậy, điều gì đã khiến người cha trở nên ‘vô tâm’ đến thế?

1. Áp lực từ người vợ sau và thiếu khả năng tài chính

Bước ra cuộc hôn nhân, dù cho đàn ông hay đàn bà ít nhiều cũng gánh chịu những cảm xúc đau khổ, dằn vặt, có khi khó nguôi ngoai. Đồng thời, qua đó họ rút được kinh nghiệm và biết cách ứng xử tốt hơn với người sau nhằm bảo vệ giữ gìn hạnh phúc hiện tại. Vì vậy đối với vợ thứ, người chồng luôn thường tỏ ra tâm lý. Tuy nhiên, không phải người vợ nào cũng hiểu và tin tưởng chồng, đặc biệt những người có tính hay ghen, đa nghi càng không muốn chồng tiếp xúc với vợ cũ bởi lo ngại sẽ có một ngày“tình cũ không rủ cũng tới”. Cho nên, họ đưa ra các giới hạn thậm chí làm khó mỗi khi người chồng gặp con riêng. Nhất là, người cha không làm chủ lực kinh tế, thiếu khả năng tài chính có phần ảnh hưởng rất lớn tới trách nhiệm trong việc quan tâm và chu cấp tiền cho con.

2. Hiềm khích với vợ cũ hoặc lo ngại lấy tiền cho người chồng hiện tại

Có rất nhiều lý do dẫn tới việc ly hôn nhưng một trong những nguyên nhân không thể hàn gắn đó là xúc phạm nặng nhân phẩm, miệt thị và phơi bày tật xấu để cố tình hạ nhục danh dự, uy tín của đối phương làm tổn thương tinh thần nghiêm trọng. Đôi lúc, điều đó tạo ra sự hiềm khích, căm hận không thể hóa giải, cộng thêm tính cố chấp vô tình đánh mất cả tình phụ tử khi sự bất hòa tổn thương họ sâu sắc.

Tại sao sau khi ly hôn nhiều người cha ‘thờ ơ’ với con cái

Ngoài ra, một số người chồng không chấp nhận người vợ cũ đi thêm bước nữa và càng không muốn phần tiền của mình đưa vào tay người đàn ông khác. Do sự ghen tức mù quáng đã khiến họ lơ là trong việc quan tâm cảm xúc cũng như không nhìn thấy rõ những khó khăn, thiếu thốn mà con phải trải qua.

3. Mất kết nối với con trong khoảng thời gian dài hoặc bị chúng coi thường

Ở trường hợp khác, có lẽ từng bị tổn thương sâu sắc nên người Mẹ sau khi ly hôn không muốn con tiếp xúc hay có bất cứ mối quan hệ nào với người cha hoặc do vị trí địa lý, môi trường sống khác biệt làm cho cha con họ có ít cơ hội tiếp xúc gần gũi. Vì vậy, tạo ra khoảng cách quá lớn, thậm chí khiến con không quen hoặc mất đi cảm xúc yêu thương cha vì giữa họ thiếu gắn kết tình cảm trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, đối với những người cha có tính nhạy cảm, thiếu tính kiên nhẫn sẽ dễ bị tổn thương lòng tự trọng, khó chịu khi thấy con tỏ ý coi thường, bất cần. Bởi theo họ, ‘có thể họ không trọn tình với người vợ cũ nhưng tình thương của người cha thì chưa bao giờ có lỗi với con’. Cho nên họ cảm thấy không xứng đáng phải chịu nhận sự chỉ trích hay bị con xem thường. Bởi ai cũng muốn con cái biết nghe lời, tôn trọng và ghi nhận điều tốt của họ.

Tất cả các lý do trên là nguyên nhân khiến người cha trở nên lạnh nhạt với con mình. Tuy nhiên, nếu hai bên không chịu sớm hóa giải thì ‘mối hận” ấy sẽ mãi ghim vào đầu con trẻ, dần biến chúng trở thành kẻ vô ơn, bất hiếu trong mắt mọi người. Do đó, cha mẹ cần phải có cách ứng xử văn minh sau ly hôn vừa thể hiện sự tôn trọng đôi bên, vừa tránh cho con giảm thiểu tâm lý tổn thương từ cuộc chia tay.

4. Hóa giải mối quan hệ tình cha con và vợ chồng cũ

Có câu “Hiếu nghĩa vi tiên” nhằm nhắc nhở chúng ta dù là ai, học cao tài giỏi đến đâu thì cần phải luôn lấy chữ hiếu làm gốc để nhớ ơn đấng sinh thành, giữ lòng kính trọng và hết mực yêu thương mới trọn đạo làm người, đạo làm con. Điều này không chỉ làm mọi người thương quý mà còn giúp cuộc sống con trẻ mai sau trở nên an yên, hạnh phúc.

Người đời cũng từng nói“hết tình thì còn nghĩa”, nếu như không còn đủ duyên làm vợ chồng thì hãy cảm ơn những ngày tháng mà người bạn năm ấy đã từng dành nhiều thời gian yêu thương, quan tâm và chăm sóc khi ta đau bệnh, lúc khó khăn nhất.

Hóa giải mối quan hệ tình cha con và vợ chồng cũ

Đồng thời, hãy coi nhau như những người bạn cũ cùng chung tay bảo vệ, giúp con vượt qua những chặn đường khó khăn để con được trưởng thành trong tình yêu thương đủ đầy của cha lẫn mẹ. Bởi bất cứ một mối quan hệ nào cũng dựa trên tình người để thấu hiểu cho nhau.

Nguồn Trang Viết Việt Nam

*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn

Bài viết khác:

Tính sĩ diện tốt hay xấu?
Phương pháp thực hành sống điềm tĩnh và khiêm tốn của người xưa
Không để người mẹ đơn độc chịu đựng nỗi đau mất con
Làm sao ‘giữ chân khách hàng’ trong ngành thời trang bán lẻ?
Bánh handmade Quỳnh’s Cake hoàn toàn sử dụng nguyên liệu 'tươi' ?
Nguyên nhân rạn nứt và cách ‘nuôi dưỡng’ tình bạn
Agnikul Cosmos huy động gần 27 triệu USD và dự kiến phóng vệ tinh bằng động cơ tên lửa in 3D đầu tiê...
Sương Phạm: “Tính trung thực có thể tìm lại những giá trị đã mất”
Thực hành chuyển hóa suy nghĩ tiêu cực trở nên lạc quan
Nộp hồ sơ bảo lãnh định cư nếu kèm thêm con nuôi, liệu có ảnh hưởng đến giấy tờ đi Mỹ hay không ?
Cách giao tiếp an toàn với ‘người xấu’
Đừng bao giờ để áp lực cuộc sống ‘ngăn cách’ tình thân với Cha Mẹ
Vai trò 'Dịch Thuật Đa Ngôn Ngữ' đối với đời sống như thế nào?
Có nên kết thân với người yêu cũ hay không?
9 thói quen sai lầm phổ biến khiến người bán mất khách nhiều nhất
Lý do tại sao nhiều người vẫn chưa thành công?
Tại sao càng mong cầu lại không nhận được kết quả tốt đẹp?
Người cha cầu cứu: “Xin hãy lấy não của tôi thay cho con gái tôi”
Làm thế nào tìm ra sự thật về ‘sự hoài nghi’?
Nhờ kỹ năng này mà tôi đã ‘thoát nạn’ khi bị người xấu phát hiện
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Người cha bất lực
1 năm trước

Đúng tâm trạng của tôi ngay lúc này, xin lỗi con