Sức mạnh lời khen giúp ‘kẻ khờ thành người trí’ ngược lại mắng chê con sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

Trong giao tiếp, lời khen là một vũ khí rất lợi hại có thể xây dựng, hàn gắn và phát triển mối quan hệ xung quanh. Đặc biệt, nếu cha mẹ biết dùng đúng lời khen sẽ giúp con trở thành người xuất chúng. Tuy nhiên, một số phụ huynh đã quá nghiêm khắc, thường hay chỉ trích khuyết điểm bằng lời chê mắng gây ra không ít những hậu quả nghiêm trọng chỉ vì muốn con được ‘khôn lanh’.

Điều này có thể chịu một phần ảnh hưởng tư tưởng ở thế hệ trước chẳng hạn câu “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, tức là tất cả các hành vi xấu, tiêu cực của trẻ đều xuất phát từ sự yêu chiều, quan tâm quá mức làm cho chúng sinh hư. Bởi họ lo sợ con cái thiếu thốn, không bằng bạn bè cộng thêm tâm lý ‘thương con, thương cháu’ nên tìm mọi cách bao bọc để con có được dễ dàng. Chính vì không tôi luyện sự cam khổ và thiếu nuôi dưỡng ý chí phấn đấu nên khiến chúng dần trở nên kiêu ngạo, tự đắc. Và đến khi trưởng thành, có chút va vấp nhỏ cũng dễ làm chúng bỏ cuộc, không thể chịu đựng hoặc có thể đi theo một chiều hướng xấu đi, đôi lúc sa vào con đường nghiện ngập, tệ nạn xã hội.

Bạo lực, chửi mắng đang ‘làm hại’ tâm lý và trí tuệ của con

Sau khi nhận ra hậu quả nuông chiều con cái là một sai lầm, các bậc phụ huynh khác hướng đến cách giáo dục dạy dỗ nghiêm khắc thường hay la rầy, có khi dọa nạt để con thấy sợ mà sửa đổi vì có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Hàm ý ở đây là cha mẹ khuyên con cái nên cảnh giác những lời mật ngọt để tránh bị dụ dỗ, hoặc ai đó chỉ ra khuyết điểm, giống như bản thân đang bị chịu đòn roi đau đớn. Mặc dù rất khó nghe, có thể tổn thương tinh thần nhưng nếu giúp chính mình nhìn lại mà thay đổi tốt hơn thì đó cũng một cách yêu thương. Đáng tiếc câu nói này lại hiểu theo nghĩa đen và biến thành một phiên bản tiêu cực cổ xuý cho nhiều bậc phụ huynh tin tưởng việc sự răn đe nghiêm khắc mới có giá trị kết quả cao. Bên cạnh, do quá nhiều áp lực cuộc sống nên đôi lúc cha mẹ không kiểm soát mà ‘trút hết’ vào con mỗi khi chúng không nghe lời. Đồng thời, họ nghĩ dùng biện pháp mạnh mới làm con khiếp sợ, không dám tái phạm.

Thế nhưng, theo một nghiên cứu khoa học của Tiến sỹ Martin Techer từ Trường y khoa Harvard cho biết: “Trẻ em thường xuyên bị cha mẹ la mắng, xúc phạm, chửi bới có chỉ số IQ trung bình khi lớn lên là 112, thấp hơn 12 điểm so với những trẻ không bị bạo lực bằng lời nói”. Thêm một nghiên cứu khác từ Giáo sư Stapen thuộc Hiệp hội Giáo dục Anh Quốc nhấn mạnh: Quát mắng trẻ, đặc biệt là khiển trách lặp đi lặp lại, trẻ sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn là bị đánh đòn”.

Bạo lực, chửi mắng đang ‘làm hại’ tâm lý và trí tuệ của con

Ảnh minh họa

Trong tâm lý học gọi đây là ‘hiệu ứng gợi ý’ nghĩa là nếu cha mẹ hay quát mắng bằng những ngôn từ, hành động tiêu cực sẽ gợi ý vào tâm lý trẻ dần kích thích phản ứng bên trong như một bản năng. Ngoài ra, các nhà tâm lý đã chỉ ra việc trẻ hay bị mắng chửi, trách phạt bạo lực dễ có hành vi bắt chước dẫn đến các vấn đề như rối loạn nhân cách, tự kỷ, rối loạn hành vi, căng thẳng, tăng khả năng chống đối cao gồm cả tâm lý mặc cảm, tự ti, nóng nảy thậm chí có xu hướng muốn bắt nạt người khác để thỏa niềm vui trong bạo lực. Kết quả là vô tình cha mẹ đang tự hủy hoại con mình và biến chúng trở thành đứa ‘trẻ hư’ và ‘trẻ ngốc’ trong mắt mọi người.

Thời đại giáo dục mới đã tiến tới sự tôn trọng, công bằng và văn minh

Hiện nay, còn rất nhiều phụ huynh vẫn so sánh bản thân “ngày xưa khi bằng tuổi con” để nhắc nhở con noi theo. Song trên thực tế tâm lý mỗi trẻ ở giai đoạn qua các thời kỳ sẽ khác nhau. Sở dĩ con cái ngày trước ngoan ngoãn, biết nghe lời cha mẹ là do môi trường cộng đồng gắn kết chặt chẽ, mỗi người đều tự chung ý thức bảo vệ giữ gìn tư tưởng truyền thống được tuân thủ một cách hà khắc. Thậm chí, các quy định hủ tục cũng có hiệu lực răn đe đối với các hành vi sai phạm, nếu không cẩn thận sẽ làm liên lụy tới cả tộc họ gia đình. Vì lẽ đó, cha mẹ ngày xưa rất lo sợ con bị mắc lỗi nên thường nghiêm khắc với con từ những việc nhỏ nhất chẳng hạn đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, nói chuyện… phải đều ‘giữ kẽ’ theo một chuẩn mực chung của xã hội, góp phần nào đó tạo nên giá trị đạo đức cho con. Đây cũng là một cách giáo dục pháp tốt có thể kết hợp để rèn luyện con vào khuôn khổ nhưng cần phải biết chọn lọc tinh tế và tâm lý ‘vì con cái sẽ là bản sao của cha mẹ’ .

Thời đại giáo dục mới đã tiến tới sự tôn trọng, công bằng và văn minh

Ảnh minh họa

Hơn nữa, thời đại ngày nay đang dần tiến đổi theo chủ nghĩa đời sống cá nhân, nơi mà giá trị con người được đề cao quyền tự chủ, tự do ngôn luận, tôn trọng quyền riêng tư. Mỗi cá nhân có thể bày tỏ, quan điểm, sở thích hướng đến một xã hội công bằng và văn minh. Chính bởi thế, giáo dục cần phải thay đổi cải cách để phù hợp với lối sống hiện đại. Thay vì lo lắng và phụ thuộc cha mẹ thì hãy giúp con tự nhận thức, phát triển kỹ năng tư duy, tự tin giao tiếp, tự do sáng tạo, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng dựa trên cách ứng xử văn minh, lịch sự, tôn trọng sự khác biệt. Cha mẹ cần đưa ra các nguyên tắc thỏa thuận để con ý thức thực hiện, nếu con sai phạm sẽ chịu trách nhiệm hành vi đó. Vai trò của cha mẹ trong thời đại mới là động viên, an ủi khích lệ con tự lập. Những việc này sẽ tăng lên sức chịu đựng và khả năng chống chọi thách thức của con trong tương lai. Cho nên, việc ngợi khen những lúc như thế này là điều cần thiết rất đáng khuyến khích.

Sức mạnh lời khen giúp ‘kẻ khờ trở thành người trí’

Chắc hẳn, chúng ta từng nghe câu chuyện ‘cậu bé thiểu năng trở thành nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới vì nhờ lời khen của mẹ’. Cậu bé đó là nhà phát minh thiên tài Thomas Alva Edison sinh ngày 11/2/1847, mất ngày 18/10/1931 tại Hoa Kỳ, ông đã có hơn 1.500 bằng sáng chế với những phát minh vĩ đại, có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống con người chẳng hạn bóng đèn sợi đốt, máy hát, máy ghi âm, máy dò điện trường,v.v..

Ông Thomas Alva Edison nổi tiếng với phát minh ra bóng đèn sợi đốt

Ảnh. Ông Thomas Alva Edison nổi tiếng với phát minh ra bóng đèn sợi đốt

Dẫu vậy, đằng sau những thành quả này, là một quá trình dạy dỗ vất vả và đầy nước mắt của người mẹ là bà Nancy Elliott. Bởi năm lên 7 ông từng bị đuổi học do bị thiểu năng trí tuệ. Khi cầm đọc lá thư của nhà trường, bà đã bật khóc trong khi cậu bé ngơ ngác nhìn lên và hỏi “trong thư viết gì hả mẹ”. Lúc này, bà Nancy mới lấy lại bình tĩnh, nhẹ nhàng đọc lại cho con trai nghe như thế này: Con trai của bà là một thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên của chúng tôi không đủ khả năng để đào tạo cậu bé. Bà hãy tự dạy dỗ con trai mình.

Cậu bé AI khi còn nhỏ và Mẹ Nancy Elliott

Ảnh: Cậu bé Edison và Mẹ Nancy Elliott.

Từ lúc đó, bà dành nhiều thời gian quan tâm dạy dỗ, mặc dù cậu bé cứ ‘quên quên nhớ nhớ’ nhưng tấm lòng của người mẹ, bà vẫn kiên trì không từ bỏ hy vọng và luôn tìm cách khích lệ con phát triển. Mỗi lần được mẹ khen AI (tên thường gọi của Edison) rất vui vì có thêm động lực giúp cậu khám phá và học hỏi cái mới.

Đến năm 12 tuổi, AI chẳng may tiếp tục bị mất khả năng thính giác sau vụ nổ tàu làm chấn động mạnh tâm lý của cậu bé. Vì thương cho con trai nhỏ kém may mắn, bà không ngừng suy nghĩ làm sao con lấy lại tự tin, có thể học và nhìn để đoán tiếng nói giúp con dễ tiếp thu. Quãng thời gian đó, mặc dù rất mệt mỏi và lao lực nhưng bà không cho phép bản thân mình chùn bước vì bà tin con trai đang rất cần bà. Chính nhờ tình yêu thương và lòng kiên trì với những lời khuyên động viên của Mẹ, đã giúp ông tự tin khám phá ý tưởng mới. Mặc dù không qua trường lớp đào tạo bài bản nhưng ông đã mang lại những giá trị cống hiến cho nhân loại với những thành tựu đáng ngưỡng mộ. Ông được cả thế giới công nhận là nhà phát minh khoa học trẻ tuổi nhất lịch sử.

Ông là người phát minh ra máy hát đầu tiên

Ảnh: Ông là người phát minh ra máy hát đầu tiên

Vào năm 1871 bà Nancy qua đời, khi ấy ông 24 tuổi, đang lúc đi tìm tài liệu cũ ông đã khám phá ra sự thật lời nói dối của mẹ trong bức thư năm xưa bằng một dòng chữ: “Con trai ông bà là một đứa trẻ đần độn. Chúng tôi không chấp nhận cậu bé đến trường nữa.” Đến đây, ông hiểu tại sao khi ấy mẹ lại khóc và xót xa nỗi khổ tâm của bà.

Những năm tháng cuối đời ông từng chia sẻ rằng: “Mẹ có sức ảnh hưởng sâu sắc trong suốt cuộc đời tôi. Tôi từng là một đứa trẻ bất cẩn, không bình thường và với một người mẹ có tính khí khác thì đáng lẽ tôi đã hư hỏng. Nhưng chính sự kiên định, ngọt ngào và dịu dàng của mẹ đã tạo nên sức mạnh to lớn để giữ tôi bước đi trên con đường ngay chính. Mẹ tôi chính là người đã làm nên con người tôi. Mẹ luôn tin tưởng và biết tôi sẽ làm được. Chính điều đó đã giúp tôi có niềm tin vào cuộc sống và không bao giờ khiến tôi thất vọng”. Ông viết trong nhật ký của mình rằng: “Thomas Alva Edison là một cậu bé thiểu năng, nhờ có người mẹ anh hùng đã nuôi dạy cậu trở thành thiên tài thế kỷ.’ 

Câu chuyện này trở thành giai thoại tình mẫu tử và minh chứng được sức mạnh lời khen đi đôi với lòng tin sẽ có giá trị giúp ‘kẻ khờ trở thành người trí’ đã chiến thắng giáo dục bạo lực.

Nguồn Trang Viết Việt Nam

*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn

Bài viết khác:

Phiên Dịch PLG 'độc quyền' Hội Nghị B2B Kết Nối Giao Thương Ngành Đá Tự Nhiên Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam
Xin đừng so sánh con mình với người khác
Vai trò 'Dịch Thuật Đa Ngôn Ngữ' đối với đời sống như thế nào?
Đừng bao giờ bị 'mắc bẫy' cờ bạc lô đề giống như tôi
Vợ chồng thường mắng chửi nhau sẽ biến họ trở thành ‘kẻ vô ơn’
Nếu hợp đồng chưa ký chính thức mà khách hàng hủy ngang khi đang giao dịch thì sẽ giải quyết ra sao?
Thị trường Châu Á mỗi năm mang lại hàng tỷ USD cho hãng ‘đồng hồ thượng lưu’ Richard Mille
Tiến sĩ Huỳnh Đức Thiện: ‘Đừng để cám dỗ cướp mất hạnh phúc và thành công'
Không để người mẹ đơn độc chịu đựng nỗi đau mất con
Những lợi ích khi tự viết sách xuất bản?
Geri Halliwell: Không phải ‘cha dượng mẹ kế’ nào cũng xấu tính
Câu chuyện tình bạn giữa Thói Xấu và Thói Tốt
Nguyên nhân rạn nứt và cách ‘nuôi dưỡng’ tình bạn
Làm sao đảm bảo nguồn thu khi ‘không đủ sức’ cạnh tranh trong thời điểm suy thoái kinh tế như hiện n...
Cô gái xin đổi chồng
Làm thế nào tìm ra sự thật về ‘sự hoài nghi’?
Làm sao ‘giữ chân khách hàng’ trong ngành thời trang bán lẻ?
Vì tánh chê bai người mà tôi rước 'họa' sau 20 năm
Người cha cầu cứu: “Xin hãy lấy não của tôi thay cho con gái tôi”
Oprah Winfrey: “Thất bại là một vị thầy tuyệt vời nhất”
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Ann Le
1 năm trước

Bài viết như hồi chuông thức tỉnh cho chính mình, kịp kiểm điểm lại bản thân để dạy con tốt hơn. Cám ơn trang viết rất nhiều.