Trong những năm gần đây, vai trò lồng tiếng thuyết minh bằng giọng nói ngày càng được ưa chuộng ở ngành quảng cáo và phim ảnh. Bởi phương thức tiếp cận này dễ lôi cuốn, thu hút người xem/nghe chú ý đến nội dung thông điệp mà các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp đang muốn khai thác. Do vậy, càng sở hữu được chất giọng truyền cảm sẽ là một lợi thế quyết định sự thành công của sản phẩm.
Để nhìn rõ hơn giá trị giọng nói, xin mời các bạn hãy cùng xem lại những giai đoạn phát triển phim lồng tiếng, cũng như sự hưởng ứng của khán giả đối với phim điện ảnh khi mới du nhập vào thị trường Việt Nam.
Lịch sử truyền hình và phim ảnh thế giới
Được biết năm 1925, ông John Logie Barid, người Scotland đã nghiên cứu thành công cơ chế hoạt động cổ máy truyền hình. Đồng thời, là nhà phát minh vĩ đại ra chiếc tivi màu, khi công chiếu chương trình truyền hình đầu tiên phát sóng vào ngày 27/01/1926, bằng một màn múa rối do ông thực hiện. Tiếp đến năm 1928, ông phát triển vô tuyến tại Anh Quốc, Hoa Kỳ và lan rộng sang các nước khác. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu thời kỳ chuyển đổi trong lịch sử truyền hình thời bấy giờ.
Ảnh: ông John Logie Barid đứng bên cổ máy truyền hình do ông phát minh
Mặt khác tại thời điểm đó, các nhà làm phim bắt đầu khai thác thị trường phim ảnh, chủ yếu sản xuất những thể loại phim câm trắng đen, đa phần là ảnh động, không âm thanh, tiếng nói và một số phân cảnh chèn chú thích minh họa lời thoại hoặc thuyết minh bằng chữ. Cũng vào năm 1926, hãng phim Warner Bros thuộc Tập đoàn Warner Brothers tại Hoa Kỳ do doanh nhân Jack Warner sáng lập, hãng phim nổi tiếng ở Hollywood, đã cho thực hiện bộ phim Don Juan đầu tiên có ghép nhạc và từ đó khán giả mới chú ý đến phim chiếu rạp.
Ảnh: Ông Jack Warner – nhà sáng lập hãng phim Warner Bros, người có công phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood
Đến năm 1927, ông Jack Warner đầu tư vào bộ phim “The Jazz Singer” của Đạo diễn Alan Crosland, với kinh phí lên đến 422.000 USD chỉ để có 2 phút thoại khớp miệng nhân vật trên phim. Chính từ bộ phim mở đầu này, đã thu hút đông đảo dư luận quan tâm và gây nên tiếng vang lớn trong ngành điện ảnh Hoa Kỳ ngay khi công chiếu vào ngày 23/10/1927. Sau 2 năm tiếp theo, ông ra mắt bộ phim màu đầu tiên mang tên “On With The Show” với bản thu tiếng nhân vật dài hơn 90 phút, được phát hành ngày 28/05/1929, và trở thành hãng phim tiên phong, dẫn đầu về công nghệ điện ảnh thế giới.
Ảnh: “The Jazz Singer” là bộ phim điện ảnh đầu tiên trong lịch sử, thu hút đông đảo khán giả đến xem phim chiếu rạp
Vào những năm thập niên 30 thế kỷ XX, phong trào xem phim chiếu rạp dần được phổ biến tại các quốc gia trên thế giới.
Thời kỳ đầu du nhập phim nước ngoài vào Việt Nam
Theo lịch sử ghi chép ở thời Pháp thuộc, giới tri thức Việt chịu ảnh hưởng nền văn hóa tư tưởng phương Tây, cho nên những bộ phim câm cũng du nhập nước ta từ rất sớm. Đến giữa năm 1930, bộ phim màu thu tiếng lần đầu có mặt tại Việt Nam là “All Quiet on the Western Front”, được đạo diễn người Mỹ Lewis Milestone chuyển thể thành phim, dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên từ tiếng Đức “Im Westen nichts Neues”, một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Erich Maria Remarque đã xuất bản sách vào ngày 09/12/1927 tại Đức.
Ảnh: Phim nước ngoài được lồng tiếng lần đầu tại Việt Nam là tiếng Pháp
Hầu như khi ấy, Tiếng Pháp được coi là ngôn ngữ phổ biến dành cho giới thượng lưu, trí thức. Thế nên, các bộ phim nước ngoài sang Việt Nam, đều phải dịch qua tiếng Pháp ở dạng phụ đề hoặc lồng tiếng. Về sau, dịch giả Vũ Hương Giang dịch thuật sang tiếng Việt với tựa đề “Phía Tây không có gì lạ” được độc giả trong nước đón nhận và đánh giá cao tác phẩm này.
Bộ phim đầu tiên do Việt Nam tự sản xuất
Sau khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập kể từ năm 1945, chính quyền xây dựng cơ cấu tổ chức nhà nước bao gồm 13 bộ ngành, lập vào ngày 28/08/1945 dưới sự chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng quản lý về di sản văn hóa, thể dục, thể thao và du lịch kể cả nghệ thuật biểu diễn, ngành giải trí điện ảnh.
Khi ấy điện ảnh có vai trò lan tỏa những câu chuyện thật, ca ngợi tinh thần yêu nước của các anh hùng trong thời kỳ kháng chiến đã hy sinh, đánh đổi hạnh phúc để giành lại quyền độc lập, tự do cho đất nước. Bên cạnh, nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân trong giai đoạn cải cách, đổi mới kinh tế. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập “Doanh Nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam” vào ngày 15/03/1953, sau đổi tên thành Hãng Phim Truyện Việt Nam (VFS) trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Cho đến năm 1959, mới hoàn thành bộ phim trắng đen có bản thu tiếng đầu tiên mang tên “Chung một dòng sông” do Việt Nam tự sản xuất và nhận giải Bông Sen Vàng tại liên hoan phim Việt Nam năm 1973, đồng thời tạo dấu ấn đặc biệt cho ngành điện ảnh nước nhà.
Ảnh: Bộ phim tiếng đầu tiên được Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất
Giai đoạn phát triển phim lồng tiếng, thuyết minh
Thời kỳ chuyển đổi dòng phim tuyên truyền sang phim phản biện, nổi bật nhất là ở giai đoạn 1975-1986, đã giúp hãng phim này gặt hái rất nhiều thành công. Chính nhờ linh hoạt, cộng thêm nhu cầu xem phim của khán giả trong nước ngày càng tăng, cho nên các bộ phim Việt bắt đầu xuất hiện lồng tiếng giọng miền nam hoặc miền bắc để phù hợp với thị hiếu, bao gồm những bộ phim như Mối tình đầu (1977); Tội lỗi cuối cùng (1979); Cánh đồng hoang (1979); Thị xã trong tầm tay (1982); Làng Vũ Đại ngày ấy (1983); Bao giờ cho đến tháng Mười (1984), Chuyện tử tế (1985); Cô gái trên sông (1986); Biệt động Sài Gòn (1982 – 1986); Ván bài lật ngửa (1982-1987).
Tuy nhiên từ 1990 trở đi, dòng phim thời chiến hầu như ngừng sản xuất vì cho rằng không còn phù hợp. Bên cạnh hãng phim tư nhân lần lượt ra đời, làm cho thị trường phim ảnh trở nên náo nhiệt bởi chủ đề khai thác đa dạng, tăng sự cạnh tranh giữa các phim truyền hình, phim chiếu rạp, phim mỳ ăn liền, phim nước ngoài, v.v…giúp cho khán giả có thêm quyền lựa chọn. Do vậy, nhà đầu tư càng thận trọng trong việc sản xuất, đặc biệt họ xem “lồng tiếng nhân vật” như là linh hồn của bộ phim. Thế nhưng, những bộ phim Việt không mấy làm hài lòng khán giả ở thế hệ 6X và thường bị bắt lỗi lồng tiếng chưa khớp miệng, đọc thoại không tự nhiên, chưa diễn đạt tâm lý nhân vật và kỹ xảo còn hạn chế. Trong khi ấy, nhà đài hướng đến phim cổ trang Trung Quốc có tiếng thuyết minh nghĩa là chèn giọng đọc vào bản gốc và giữ nguyên âm thanh, tiếng nói trong phim chẳng hạn như phim Tây Du Ký cộng với phim kiếm hiệp Hongkong lúc đó đang là trào lưu, được công chúng đón nhận nhiệt tình.
Nhận thấy nhu cầu số đông khản giả, cộng với thị trường lồng tiếng chưa phát triển. Cho nên, Hãng Fafim Việt Nam ra đời vào năm 1992, tiền thân từ Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã tiên phong trở thành đơn vị lồng tiếng chuyên nghiệp, đồng thời phát hành độc quyền cho những bộ phim Hongkong đình đám nhất thời bấy giờ.
Ảnh: Những bộ phim kiếm hiệp được yêu thích tại Việt Nam vào thập niên 90
Có được dấu ấn trong lòng khán giả Việt, tất cả đều nhờ công sức hậu kỳ của các diễn viên lồng tiếng đã biểu đạt thành công tâm lý, cảm xúc của nhân vật, cộng thêm khả năng đổi giọng con nít, trẻ em, người lớn, người già, cũng tạo ra sự khác biệt cho từng vai diễn. Đặc biệt, còn phải khớp miệng lời thoại sau khi tách tiếng và đó là nguyên nhân tại sao, khán giả quên mất bản thân đang xem bộ phim nước ngoài.
Cho thấy sự phát triển nghiệp vụ lồng tiếng, thuyết minh dần thay đổi theo các giai đoạn lịch sử, đồng thời giúp nền điện ảnh ngày càng được quan tâm. Và kể từ đó đến nay, vai trò lồng tiếng thuyết minh trở thành sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong các bộ phim.
Các hình thức hậu kỳ lồng tiếng thuyết minh
Chính từ những lợi thế đó, các nhà làm phim hậu kỳ, truyền thông mới khai thác thế mạnh TVC hay còn gọi là phim quảng cáo, kết hợp chất giọng thu hút, hấp dẫn người nghe nhằm nâng cao giá trị uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy khách hàng thường chọn dịch vụ lồng tiếng hoặc đọc quảng cáo thuyết minh sản phẩm, giới thiệu dự án cho các hoạt động tiếp thị marketing.
Copywriter PLG là một trong những đơn vị có lượng đông đảo diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp trên khắp cả nước, họ tham gia nhiều vai trò khác nhau, giúp khách hàng có thể tùy chọn giọng yêu thích để phù hợp với mục đích quảng bá, thị hiếu khán giả.
Nguồn Trang Viết Việt Nam
*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn
Bài viết chất lượng
Mình cần tư vấn
Bài viết hay quá, từ ngữ sắc bén, hình ảnh đẹp , phối hình và nội dung phù hợp
Biết thêm kiến thức hay
Bài viết này tác giả đã sâu chuỗi trình tự theo thời gian, giúp độc giả có những kiến thức tổng hợp. Hay
Đọc xong bài này mới thấy còn quá nhiều kiến thức mà mình chưa biết. Quá nhiều thông tin bổ ích.