Nhờ kỹ năng này mà tôi đã ‘thoát nạn’ khi bị người xấu phát hiện

Sau khi đọc bài ‘Cách giao tiếp an toàn với người xấu của Trang Viết chia sẻ. Tôi cảm thấy rất hay và bổ ích nhất là các bạn trẻ sinh viên chưa có kinh nghiệm, nếu đang sống xa nhà thì nên xem để trang bị kiến thức cho mình. Bài viết đã đưa ra các giải pháp an toàn và phân tích đúng trọng tâm cũng như nhận sự đồng cảm từ chính câu chuyện của tôi.

Năm tôi tốt nghiệp lớp 12, lần đầu sống xa nhà, tôi cảm thấy rất thoải mái và tự do vì không còn ai quản thúc mình. Tuy nhiên, cũng không ít những khó khăn mà tôi từng trải qua, nhất là thời điểm kinh tế gia đình tôi đi xuống. Nhìn thấy cha mẹ vất vả, làm đủ mọi việc để kiếm tiền lo cho tôi ăn học, không phải thiếu thốn. Lúc đó, tôi mới thấm hiểu nỗi khổ và sự hy sinh lặng lẽ của các bậc làm cha làm mẹ dành cho con cái là không có điều gì so sánh hay đong đếm được. Dù chúng ta có trả hiếu nhiều đến đâu hay như thế nào thì vẫn luôn nợ họ một sinh mệnh với tình thương vô điều kiện.

Dù chúng ta có trả hiếu nhiều đến thế nào

Chính vì vậy, bản thân tôi tự nhủ phải cố gắng thật nhiều, không để cha mẹ lo lắng nên tôi quyết tâm đi tìm việc. May mắn nhờ biết chút ngoại ngữ mà tôi được ông chủ người Anh chọn vào làm để trông coi cửa hàng với mức lương đủ cho tôi trang trải học phí và các sinh hoạt hàng tháng.

Khu vực nơi tôi làm việc đa số là người nước ngoài sinh sống, họ đến từ các nước và đủ mọi thành phần. Đặc biệt, bên cạnh có một tiệm sách nhỏ chuyên bán sách chủ yếu cho khách nước ngoài. Trong đó, chỉ 3 người làm việc nhưng tính cách hoàn toàn trái ngược, một người thì lạnh lùng ít cười, một người luôn hoạt bát thân thiện, một người lại rất hung dữ và nhiệm vụ từng người là tiếp khách, bán sách giao hàng. Anh chủ tiệm sách giao tiếp rất tốt, thường biết cách lấy lòng mọi người dù có lạ cũng thành quen. Anh phân việc giao hàng cho Ông Sáu, một người đàn ông đứng tuổi, có vài lớp sẹo trên gương mặt, nhìn trông rất dữ. Mỗi ngày họ thường sang bên tôi để trò chuyện, giao lưu nhằm mục đích kiếm khách nước ngoài về mua sách. Mặt khác, họ cũng khách quen của cửa hàng nên tôi càng phải đón tiếp chu đáo và lịch sự. Dẫu vậy, bao giờ tôi cũng giữ mức chừng mực vì nghe người làm lâu năm ở đó nói lại “ông Hồng thì thâm hiểm, còn ông Sáu kia rất hung dữ và đa nghi”.   

Điều đó được thể hiện rõ vào một hôm, thấy hơi vắng khách nên tôi ra ngoài sân để thư giãn và nhìn qua các khu vực xung quanh. Trong lúc quan sát, tôi vô tình thấy anh chủ tiệm đang lén lúc bỏ 1 gói màu trắng, lồng vào cuốn sách rồi đưa cho ông Tây. Thật sự, khi đó tôi không nghĩ ngợi nhiều vì cũng không chắc bản thân có hiểu đúng hay không. Vì vậy, tôi định bước vào bên trong để tiếp tục công việc nhưng chẳng biết ông Sáu từ đâu quan sát tôi mà bất thình lình xuất hiện ở phía sau, ông ấy cứ trừng mắt về phía tôi, nhanh chóng tiến lại gần và hất mặt lên hỏi bằng giọng nghiêm nghị: “Con đã nhìn thấy gì vậy?”

Khuôn mặt lạnh lùng hung dữ khiến cho tôi có chút hoang mang lo sợ, may mà bản tính thường ngày của tôi là người trầm tĩnh, ít nói nên đủ thời gian giúp tôi định hình sự việc và hiểu ra mình đang ‘gặp chuyện’. Lúc này, tôi dần lấy lại bình tĩnh, cố gắng nhìn thẳng vào mắt ông ta và ngơ ngác hỏi: “Thấy gì hả ông Sáu?”

Vốn là người có tính đa nghi nên ông ta không tin tưởng và liên tiếp dò xét thái độ của tôi.

– Con có thật sự không thấy gì không ? – Ông ta nhấn mạnh câu hỏi.

– Dạ, thấy gì ạ ? – Tôi tiếp tục giả vờ không biết, hỏi lại.

– Thì..anh Bình đó – Ông ta ngập ngừng khi hỏi trực tiếp về anh chủ tiệm sách nhưng tôi cũng nhận ra ẩn ý trong câu hỏi ấy.

– Dạ, anh Bình thì sao ạ ? – Tôi vẫn tỏ ra ngạc nhiên không hiểu ý. Ông ta dừng một lát rồi nói tiếp.

– Không, ý ông Sáu muốn biết là con nhìn anh Bình có gì đặc biệt không đó mà, vì Anh Bình cũng chưa vợ lại hay khen con lắm – Ông ta muốn đánh lạc hướng câu hỏi mục tiêu vì thấy tôi cứ tỏ ra thắc mắc.

Trong khi, tôi vẫn vui vẻ khẳng định.

–  Dạ, không! con không thấy gì đâu ông Sáu – Tôi vừa lắc đầu vừa nói

Lúc này, ông ta im lặng và nhìn chầm vào tôi, có thể muốn quan sát để biết tôi có biểu lộ nào khác thường hay không. Sau đó, Ông ta chuyển sang khai thác về đời tư như hỏi cung: “Nhà con ở đâu”; “Anh em có đông không”;“ba mẹ con làm nghề gì”;“con đang học trường nào”?, “Sao biết ở đây mà đến làm”…

Khi bị hỏi dồn dập như thế, vừa không thể từ chối câu hỏi, vừa lo sợ ông ta “quậy” nên tôi mời ông ấy ngồi xuống bàn và nói “ông Sáu đợi con ở đây để vào bên trong rót cho ông một ly nước” nhưng ông ấy bảo “không cần đâu, con cứ ngồi xuống đi ” ông ấy bắt giọng nhẹ nhàng.

Nhờ kỹ năng này mà tôi đã ‘thoát nạn’ khi bị người xấu phát hiện

Tôi cũng cố lần lượt hòa vào lời nói, hành động của ông ta rồi ‘mạnh dạn’ kể khổ hoàn cảnh giống như buổi trò chuyện giữa hai người quen, nhằm để ông ấy giảm bớt sự hoài nghi. Tôi nói:

– Nhà con đông anh em, gia đình ở dưới quê cũng làm nông, thấy họ cực quá nên con muốn đi làm thêm để đỡ đần cho ba mẹ được đồng nào hay đồng nấy. Giờ kiếm việc cũng căng lắm ông Sáu, may mắn chỉ có chỗ này nhận con chứ không thôi còn vất vả hơn. Ba mẹ con cũng trạc tuổi ông Sáu, con thì rất thương cha mẹ nhưng đôi lúc hay làm cho họ buồn, có lẽ con không hiểu tâm lý người lớn cho lắm. Theo ông Sáu tâm lý cha mẹ ở tuổi này mong muốn điều gì ở con cái nhất ah?

Chủ đề này có vẻ như làm cho ông ấy thương cảm nên mới đáp lại bằng một nụ cười khi kể về con gái mình.

– Ông Sáu cũng có một đứa con gái chắc nhỏ hơn con, mỗi lần ông Sáu đi làm về là nó cứ chạy ra ôm ba, hỏi thăm đủ điều, nào là “hôm nay ba đi làm có mệt không?”; “Ba phải nhớ ăn uống đầy đủ đừng bỏ bửa nữa nha”; “Con thương ba lắm”. Mặc dù nó còn nhỏ chứ biết quan tâm, thấy mỗi lần ông Sáu mà bệnh xuống là nó cứ khóc, nó bảo “Ba đừng có chết, ba đừng bỏ con nha ba”. Mỗi lần nghe như thế là ông Sáu đã mát lòng, chẳng cần gì nữa.”

Đột nhiên lúc đó, tôi không còn thấy khuôn mặt dữ tợn mà trước mặt tôi là một người cha hết lòng yêu thương con, biết chịu thiệt thòi để chăm sóc bảo vệ chúng như bao nhiêu người cha khác và thấy đâu đó hình ảnh của cha tôi trong lời nói ấy.

thấy đâu đó hình ảnh của cha tôi trong lời nói ấy

Nhất là ông ấy tự hào khi nhắc về thành tích học tập của con gái, trên gương mặt lúc nào cũng nở nụ cười hạnh phúc “Vậy chứ, năm nào nó cũng đạt là học sinh giỏi xuất sắc của trường Lê Qúy Đôn đó con”.

Sự cảm thông và tôn trọng ở nơi tôi, càng ngày làm cho ông ấy tin tưởng, cởi mở nói chuyện. Đồng thời, giúp tôi hiểu rõ gia cảnh để nắm bắt tâm lý tốt hơn và cũng biết được phần nào tại sao ông ấy hay hung dữ, đa nghi. Khi ‘bỏ xuống’ gương mặt đáng sợ, tôi lại thấy ông ấy trở về là một con người dễ mến, nhiệt tình. Mỗi lần ông ấy đi đâu nếu mua đồ ăn về cho mọi người bên tiệm thì lại sang qua cho tôi một phần, thậm chí còn bênh vực cho tôi khi bị ông Hồng làm khó dễ. Đến khi tôi nghỉ làm, ông ấy còn khuyên “con suy nghĩ kỹ đi, gia đình con còn khó khăn, con còn đi học cũng cần tiền trang trải học phí, giờ mà đi kiếm việc chỗ khác, chắc gì lương được như chỗ này”.

Mặc dù, chỉ làm trong 4 tháng ngắn ngủi nhưng ở đó cho tôi rất nhiều trải nghiệm, cũng như khả năng ứng biến linh hoạt, đôi lúc phải biết ‘tỏ ra khờ ngạo’ trước tình huống nguy hiểm. Nhờ kỹ năng này mà tôi đã ‘thoát nạn’ khi bị người xấu phát hiện, song bên cạnh đó tôi cũng thấy được góc khuất mỗi người và vẫn còn chứa đựng một trái tim ấm áp, tình người nếu như chúng ta biết khơi dậy bản tính lương thiện bên trong họ.

Độc giả © Trang Viết Việt Nam

*Nếu Quý độc giả có câu chuyện nhân văn đời thật, muốn chia sẻ đến cộng đồng. Xin vui lòng gửi bài viết về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn mọi thông tin cá nhân của bạn đều được bảo mật.  

Bài viết khác:

Đừng quên tôn chỉ nghề báo là ‘phò chính trừ tà’

Làm sao đảm bảo nguồn thu khi ‘không đủ sức’ cạnh tranh trong thời điểm suy thoái kinh tế như hiện n...

Lý do tại sao nhiều người vẫn chưa thành công?

Đã đến lúc phải xóa bỏ tư tưởng ‘mẹ chồng nàng dâu’

Vì tánh chê bai người mà tôi rước 'họa' sau 20 năm

Những lợi ích khi tự viết sách xuất bản?

Xin đừng so sánh con mình với người khác

Cô gái xin đổi chồng

Cách vượt qua tâm lý mặc cảm khi phải đối diện những ngôn từ chê bai xúc phạm

Nộp hồ sơ bảo lãnh định cư nếu kèm thêm con nuôi, liệu có ảnh hưởng đến giấy tờ đi Mỹ hay không ?

9 thói quen sai lầm phổ biến khiến người bán mất khách nhiều nhất

Một người đàn bà thấy mình may mắn khi nhận được 'gia sản kế thừa'

Cuộc trò chuyện giữa Lão Tử và Nhà Vua

Cách giao tiếp an toàn với ‘người xấu’

Bánh handmade Quỳnh’s Cake hoàn toàn sử dụng nguyên liệu 'tươi' ?

Lồng Tiếng và Thuyết Minh có từ khi nào?

Sức mạnh lời khen giúp ‘kẻ khờ thành người trí' ngược lại mắng chê con sẽ gây hậu quả nghiêm trọng

Tiến sĩ Rick Hanson khẳng định chứng bệnh tiêu cực rất nguy hiểm

Chuyện tình anh chàng tài xế yêu nàng thạc sĩ và trở thành CEO

Có nên kết thân với người yêu cũ hay không?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
3 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thiên Nga
1 năm trước

Một câu chuyện rất ý nghĩa nhân văn

Độc giả Ninh Bình
1 năm trước

Đọc đến đoạn câu nói của con gái ông ấy mà tự nhiên nước mắt tôi lại thấy cay…

Linh Đan
1 năm trước

Minh tin không ai xấu hoàn toàn, có thể họ xấu rất nhiều người nhưng sẽ có một vài người họ yêu thương hết mức