Nếu ‘bạn chưa tin lựa chọn ở bản thân’ hãy tham khảo từ những người thành công

Trong mỗi quyết định quan trọng, chúng ta thường hay lưỡng lự hoặc hoài nghi sự lựa chọn ở bản thân và luôn tự đặt ra câu hỏi ‘liệu con đường mình đi đã đúng chưa’. Mặc dù có thể nhận được lời khuyên tích cực từ người khác song bên cạnh vẫn còn lý do nào đó khiến bản thân chưa thể an tâm.

Có lẽ do quá khứ từng trải qua những quyết định vội vàng, lựa chọn sai lầm đã mang tới không ít phiền phức, nuối tiếc, sự tổn thương tâm lý hoặc đôi khi còn tự dặn vặt lương tâm. Chính vì điều ấy mà nhiều người phải thốt lên “giá như ngày đó tôi không quyết định như thế”, “giá như tôi mạnh mẽ hơn” , “giá như tôi không ngu ngốc đến vậy” và rất nhiều cái giá như không bao giờ xảy ra. Đó cũng là lý tại sao, chúng ta thường hay đắn đo, suy nghĩ để đảm bảo chắc chắn mọi việc tương tự sẽ không tái diễn thêm một lần nào nữa.

quá khứ từng trải qua những quyết định vội vàng

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, quy luật cuộc sống vẫn liên tục, không ngừng biến đổi theo chu kỳ tuần hoàn của nó nhằm giúp con người có thêm động lực, cơ hội mới, có lại niềm vui, có được hạnh phúc và bình an. Dẫu vậy, điều ‘may mắn’ thường khó thể nhìn thấy bởi ta hay bị che lắp những thứ đẹp đẽ, phù phiếm, xa hoa trước mắt mà làm giảm đi khả năng nhạy bén, sự sáng suốt thông qua kết quả mà ta lựa chọn. Thậm chí, đang đứng trên một quyết định đúng vẫn lo ngại, rụt rè vì một số nguyên nhân bên trong gồm nỗi sợ thất bại, không đủ tự tin, chưa có kinh nghiệm hoặc sợ lãng phí thời gian và công sức. Những dòng suy nghĩ này cứ quẫn quanh trong tâm trí và tiếp tục tìm hỏi ý kiến để chắc chắn người kia cũng đang có cùng suy nghĩ giống mình. Tất cả chỉ vì muốn ‘kiếm sự an tâm’ tránh bị sai lầm khi đưa ra quyết định.

Thế nhưng, Tiến sĩ Michael Dell, người sáng lập, CEO của tập đoàn Dell từng nằm trong danh sách tỷ phú thế giới khi ở tuổi 27, ông đã phán bác rằng:“Thật điên rồ! Thay vì bạn tìm kiếm quá nhiều lời khuyên cho những việc mà bạn đang làm thì hãy cố gắng tập trung tìm tòi, sáng tạo và càng nên tin tưởng vào năng lực chính bản thân mình”.

Nếu bạn chưa tin vào lựa chọn bản thân thì hãy đọc bài viết ở đây

Ảnh. Ông Michael Dell (hình phải), người sáng lập, CEO của tập đoàn Dell

Theo quan điểm của ông và những người thành công khác tin rằng không có một quyết định nào có thể hoàn toàn chính xác 100%. Tuy nhiên, họ đều áp dụng theo một công thức chung đã giúp họ đạt được hiệu quả tối đa mỗi khi đưa ra quyết định quan trọng thông qua 4 bước sau đây.

1. Xác định mục tiêu rõ ràng và đưa ra 5 lý do chính đáng tại sao nên chọn? 

Đây là bước chuẩn bị rất quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải có một sự quan sát tinh tế, tìm hiểu kỹ về mục tiêu, đối tượng mà mình muốn quyết định. Đồng thời, cần đưa ra ít nhất 5 lý do chính đáng dựa trên lợi ích chung hoặc đạo đức để thuyết phục tự bản thân rằng “Tôi chọn quyết định việc này là vì tôi thấy rõ lý do phù hợp với năng lực của tôi” hoặc là “tôi chọn dừng lại là vì tôi nhận ra lý do sự khác biệt giữa tôi và họ”…Các lý do càng cụ thể sẽ càng giúp ta kiên trì giữ vững quan điểm lập trường tránh bị tác động ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài gây tâm lý hoang mang, lo lắng khi đã chọn lựa.

2. Xét ưu khuyết của đối tượng và bản thân để xem có phù hợp hay không?

Giai đoạn này, chúng ta cần liệt kê ra các ưu khuyết điểm của đối tượng để xem có còn phù hợp với ta như thời điểm ban đầu hay không hoặc liệu có ảnh hưởng đang xảy đến cuộc sống xung quanh mình chẳng? Giả sử là có, bản thân ‘phải cân’ nặng nhẹ giữa ưu điểm xem có nhiều hơn so với ‘nhược điểm hay không? Ngoài ra, tự mình cần xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm đã đúng với các quy tắc đã đề ra hay chưa? Hoặc xem lại bản thân có phải là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp lên mối quan hệ đôi bên không? Nếu tự thấy bản thân có phần lỗi thì đừng ngại điều chỉnh cho phù hợp. Ngược lại, khi nhận ra quá nhiều lỗi sai hoặc khuyết điểm ở đối tượng khiến bản thân không thể an tâm thì ta nên cân nhắc việc trì hoãn hoặc tạm dừng một thời gian để quan sát thêm. Khi xét toàn diện đối tượng và bản thân một cách trung thực thì kết quả đối chiếu mới được đầy đủ.

3. Chấp nhận rủi ro, luôn giữ tính kiên nhẫn và tin trực giác của chính mình

Phần này được rất nhiều người hạnh phúc, thành công có bản lĩnh áp dụng tốt bởi họ tin chắc rằng ‘mọi việc đều có rủi ro’ nhưng quan trọng ta đối diện với nó như thế nào, và xem có khả năng ứng phó, khắc phục tới đâu. Nếu thấy đủ khả năng chịu đựng mà vẫn giữ lòng đam mê nhiệt huyết thì họ sẽ tiếp tục bước tới bằng kiên nhẫn, tự tin. Mặt khác, họ luôn lắng nghe trực giác của chính mình để không ai chi phối vì họ biết cơ chế hoạt động tâm thức có thể báo hiệu sự an toàn hoặc nguy hiểm thông qua giác quan cảm giác. Để có được trực giác này, trước tiên bản thân phải cần phải sự điềm tĩnh sâu sắc, mới có thể cảm nhận nội tâm một cách rõ ràng.

4. Chuẩn bị tâm lý /lập sẵn phương án dự phòng thay thế để không làm gián đoạn mục tiêu đề ra

Có thể nói đến bước này là trường hợp ngoài ý muốn, không ai mong đợi. Tuy nhiên, bất kể là mối quan hệ nào hay dù là công việc có đang thuận lợi đến đâu cũng sẽ có lúc bị ‘chững lại’, ngừng phát triển. Cho nên, việc chuẩn bị tâm lý trước cho tình huống xấu nhất là điều rất cần thiết. Thậm chí, cần lập kế hoạch dự phòng thay thế cho các giải pháp chưa hiểu quả để phòng hờ các rủi ro có tác động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung. Vì vậy, việc lập sẵn kế hoạch dự phòng vừa có thể tránh được cú sốc về tâm lý vừa an tâm hơn khi thực hiện nhiệm vụ. Vốn dĩ những điều này nhằm đảm bảo tính ổn định liên tục, không làm gián đoạn so với mục tiêu ban đầu đề ra.

Bảng minh họa 4 bước cụ thể

Bảng tóm lược 4 bước trước khi ra quyết định. Ảnh. TVVN

Một khi biết rõ mục tiêu, luôn suy nghĩ tích cực lạc quan cộng thêm khả năng chấp nhận rủi ro với sự quyết tâm cao độ và ý chí mạnh mẽ thì mọi quyết định đều là một sự lựa chọn sáng suốt và phù hợp trong giai đoạn mà chúng ta cần phải trải qua.

Nguồn Trang Viết Việt Nam

*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn

Bài viết khác:

3.7 3 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Ann Le
1 năm trước

Cám ơn trang viết đã cho mình thêm động lực và sự tự tin cho dự định sắp tới của mình.