Vốn dĩ sự hoài nghi là một đức tính rất cần thiết cho mỗi người bởi nó có thể giúp chúng ta tăng thêm động lực, học hỏi và tránh được những tình huống nguy hiểm, không an toàn. Thế nhưng, nếu tận dụng một cách thái quá thì chính điều đó sẽ gây trở ngại lớn cho bản thân, thậm chí đánh mất hạnh phúc của mình.
Trên thực tế có hai dạng phổ biến, đó là hoài nghi bản thân và hoài nghi người khác, tất cả các nguyên nhân đều xuất phát là vì thiếu tự tin và lo sợ. Nếu như trong trường hợp để cảm xúc lấn át quá mức, lắm lúc sẽ làm ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng. Như vậy làm thế nào tìm ra sự thật khi cảm xúc chạm cao tới sự đa nghi?
Đối diện trực tiếp với sự nghi ngờ của bản thân
Tâm lý hoài nghi được chia thành nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào quan điểm cá nhân, kiến thức xã hội và tính cẩn trọng. Trong đó, các vấn đề liên quan đến đời sống như sức khỏe, tài chính, tình cảm thường dẫn tới sự đa nghi, nhạy cảm hơn. Chính vì vậy, mà kéo theo nguồn năng lượng xuống thấp gây ra các phản ứng cảm xúc tiêu cực, làm giảm chất lượng đời sống tinh thần.
Những lúc như thế, càng phải hướng sâu vào bên trong để kiểm soát cảm xúc và giữ tâm trạng thái bình an. Chúng ta cũng có thể áp dụng một số phương pháp như viết nhật ký, tập yoga, hoặc chọn nghe một bản nhạc hay tìm đọc một quyển sách có giá trị tích cực về mặt tinh thần sao cho tâm trí nhẹ nhàng nhất. Bởi khi đó, ta mới kiên nhẫn đối diện trực tiếp với sự hoài nghi của mình một cách sáng suốt và khách quan. Đồng thời, đặt ra một số nghi vấn để làm rõ lý do và động cơ về hoài nghi ví dụ: “tại sao tôi lại nghi ngờ, sự nghi ngờ này xuất phát từ đâu, có bằng chứng hỗ trợ nào hay không? v.v..”
Trong trường hợp vẫn chưa tìm ra câu trả lời thì hãy tham khảo thêm nguồn thông tin đáng tin cậy ở các đầu mối liên quan hoặc có thể tìm hỏi ý kiến các chuyên gia để đối chiếu và quan sát hành động tương thích, cũng như hiểu được tâm lý phần nào về nghi ngờ một cách rõ ràng. Điều này, sẽ giúp bản thân tự đánh giá hoặc điều chỉnh giả thiết nghi ngờ sao cho phù hợp với thực tế.
Cách kiểm chứng ‘sự thật’ khi nghe thông tin từ một phía
Dựa theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học California, Los Angeles chỉ ra rằng nếu người nghe đủ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và vững tâm lý sẽ rất khó bị người khác tác động lên tâm trạng của họ khi tiếp nhận thông tin. Trái lại, những người thiếu kỹ năng đó, thường có xu hướng dễ chịu ảnh hưởng tác động tâm lý từ một phía. Chẳng hạn nghe ai đó đồn đại hoặc nghe thấy tận mắt việc làm xấu của đối tượng, thậm chí có cả bằng chứng hình ảnh, ghi âm. Thông thường những nội dung này sẽ khiến người nghe cuốn theo câu chuyện, đặc biệt nếu giữa họ có mối quan hệ tình cảm, càng dễ bị hoang mang tiêu cực khi nghe tin về đối phương.
Cho nên, muốn kiểm chứng sự thật về sự hoài nghi, chúng ta cần thực hiện các bước như kiểm tra thông tin nguồn, đối chiếu, thăm dò ý kiến, phân tích hành động tình huống. Sau đó, xét tới các điểm mâu thuẫn và tìm kiếm bằng chứng để xác minh thông qua suy luận logic theo tâm lý học, quan sát cử chỉ, lời nói, ánh mắt để đánh giá tính nhất quán của đối tượng.
Ví dụ: Một nhân viên A nhìn thấy hành động xấu của nhân viên B đang làm tổn hại uy tín của công ty, vì vậy nhân viên A báo cáo sự việc lại cho giám đốc. Lúc này, giám đốc cần xử trí một cách điềm tĩnh và sáng suốt để tránh quyết định sai hoặc nghĩ xấu về người khác.
Đầu tiên, cần kiểm tra thông tin nguồn để đảm bảo nhân viên A nhìn thấy là chính xác. Đồng thời, đối chiếu so sánh thông tin của nhân viên A cung cấp với những kết quả thành tích mà nhân viên B đã đạt được, cũng như giá trị cống hiến tại công ty.
Bên cạnh nên thăm dò ý kiến từ các nhân viên khác để xem các hành động của nhân viên B có gì bất ổn hay không. Tất nhiên, cần phân tích hành động tình huống của nhân viên B để thấy được tính hợp lý của thông tin. Đặc biệt, tìm ra các điểm mâu thuẫn hoặc bất mãn của nhân viên B đối với công ty. Thêm vào đó thu thập bằng chứng nhân viên B làm ảnh hưởng tới uy tín công ty. Sử dụng suy luận tâm lý logic để thấu hiểu hành vi, động cơ người này. Cuối cùng, nhằm đảm bảo sự hoài nghi này một cách xác thực giám đốc cần thêm thời gian quan sát hành động, cử chỉ, lời nói, ánh mắt của nhân viên B khi giao tiếp sẽ giúp việc đánh giá một trách trung thực và khách quan.
Riêng với đa nghi tình cảm thì hãy tìm khuyết điểm bản thân trước khi phán xét và xem thử có tạo áp lực nào cho đối phương để từ đó mà khắc phục sửa lỗi. Ngoài ra, nếu nhận thấy hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng thì hãy cho nhau một cơ hội hàn gắn để xây dựng lại mối quan hệ tình cảm dài lâu.
Chọn cách ứng xử sau khi làm rõ sự hoài nghi
Trước tiên, xem xét mức độ nguy hiểm nếu hoài nghi có thể xảy ra. Trừ các trường hợp sẽ gây những các hậu quả nghiêm trọng liên quan tới tính mạng, tài sản, gây án phạm tội thì cần chấm dứt ngay mối quan hệ không an toàn. Với cấp độ đa nghi cho trường hợp người quen, người thương, bạn bè, đồng nghiệp cần đưa ra bằng chứng cụ thể và trao đổi thẳng thắn với nhau.
Tuy nhiên, nên ứng xử nhẹ nhàng và tôn trọng để tránh làm họ tổn thương hoặc hoặc khó xử với người khác. Điều này, tạo điều kiện để đối phương nhận thức hành vi của bản thân mà thay đổi tốt hơn.
Đồng thời, hãy thông cảm và gạt bỏ những kỳ thị, định kiến, chỉ trích khi thấy điều không đẹp ở người khác. Bởi mỗi người luôn tồn tại hai mặt tốt xấu, chỉ cần mở rộng tình thương bằng lòng nhân ái thì những tính cách tốt bên trong sẽ trở về.
Nguồn Trang Viết Việt Nam
*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn
Rất ít bài phân tích kiểu này, mong sẽ xuất bản nhiều bài hay như vậy để có thể có thêm nhiều kiến thức