Sự thật đằng sau mỗi thất bại của một người đều có nguyên nhân khác nhau nhưng đa số lý do cốt lõi xuất phát từ cảm xúc bên trong dẫn tới những bất hạnh, không như ý là do thiếu sự điềm tĩnh và khiêm tốn. Vì vậy, ta cần phải hiểu rõ các khía cạnh lợi ích này để đưa chúng vào thực hành giao tiếp một cách hiệu quả.
Dựa theo số liệu báo cáo, tính đến đầu năm 2023 tại Việt Nam đã có khoảng 77,93 triệu người dùng Internet, tương đương 79,1% dân số. Ngoài ra, lượng tham gia dùng mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook, Instagram, TikTok,.. cũng đạt mức 70 triệu người, tương đương với 71% tổng dân số. Kết quả cho thấy, người Việt ngày càng hòa nhập với xu hướng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, một khảo sát khác của Microsoft gần đây được công bố, Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia có ứng xử văn minh kém nhất trên không gian mạng (DCI). Nguyên nhân chủ yếu đa số dễ bị thu hút vào các nội dung độc hại, những phát ngôn gây sốc, thể hiện bản thân nên tạo ra làn sóng tiêu cực mạnh mẽ. Dẫu vậy, các nhà nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng các hành vi phản ứng tiêu cực đều khởi phát do tâm lý tổn thương chưa được chữa lành.
Những lý do khiến con người thiếu sự điềm tĩnh và khiêm tốn
Theo một số khảo sát tâm lý với những người có hành vi tiêu cực, phần lớn họ từng trải qua biến cố đau thương, thất bại hoặc thiếu sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc từ những người thân xung quanh. Chính năng lượng tiêu cực ẩn sâu bên trong đã sói mòn lòng tin tạo cho họ tâm lý bất an và đa nghi. Vì vậy, ngày càng làm suy yếu kỹ năng lắng nghe ảnh hưởng đến cách hành xử giải quyết vấn đề. Bên cạnh, công thêm tư tưởng ‘muốn hơn người’ để khẳng định vị thế, năng lực bản thân cũng khiến họ mất dần khả năng làm chủ cảm xúc.
Ảnh minh họa
Lâu ngày, trở thành một thói quen phản kháng, chống cự và đáp trả quyết liệt nếu nhìn thấy điểm xấu tương đồng nào đó đang lặp lại. Đồng thời, sự khao khát mong muốn người khác được thừa nhận, gợi khen những giá trị mà bản thân đạt được cũng ít nhiều tác động mạnh đến tâm trạng. Đây là lý do tại sao họ nhanh bộc lộ cảm xúc tức giận hoặc vội vàng thể hiện sự phấn khích quá mức ra bên ngoài mà không giữ được sự điềm tĩnh và tính khiêm tốn trong lời nói. Tương tự như thế, họ lại tiếp tục mắc phải sai lầm khác khi ‘vết thương’ trong lòng vẫn chưa thể nguôi ngoai.
Nhận thức sớm mối nguy hại và giá trị lợi ích từ tính khiêm tốn, điềm tĩnh
Trên thực tế, đã kiểm chứng nhiều người có tính cách khiêm tốn, điềm tĩnh cao thường quản lý tốt về mặt cảm xúc bởi họ luôn thận trọng, suy xét kỹ mọi vấn đề khía cạnh nhằm tìm cách đưa ra giải pháp toàn diện dựa trên tính nhân văn mà không gây tổn thương cho người khác và nhờ có đức tính này, họ xây dựng lòng tin bền vững trong các mối quan hệ. Nhất là công việc, họ luôn được chọn giao nhiệm vụ quan trọng hoặc nắm giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt. Cơ hội thăng tiến giúp họ có cuộc sống ổn định, đạt được thành công và giàu có. Ngoài ra, năng lượng lạc quan tích cực bên trong cũng phát ra sự thân thiện, an lành nên không khó hiểu khi ai đến gần họ đều cảm giác an tâm và nhẹ nhàng. Thậm chí, còn thu hút sự quý mến, tôn trọng từ người đối tượng xa lạ dù họ là người ít nói, rất hiếm nhắc về bản thân.
Ảnh minh họa
Mặt khác, tính khiêm tốn và điềm tĩnh có thể ngăn chặn mọi hậu qua mâu thuẫn diễn ra. Chúng ta có thể thấy qua hình ảnh ông bà, cha mẹ có đời sống sâu sắc. Mỗi khi ta gặp tình huống tranh cãi hoặc cần một quyết định quan trọng nào đó, họ đều chậm rãi khuyên rằng: “mọi việc đâu còn có đó” , “hãy giữ bình tĩnh” , “suy xét cho kỹ rồi hãy quyết định để sau này không phải hối hận”, hoặc là “một điều nhịn bằng chính điều lành”… Chính vì họ từng trải qua giai đoạn tuổi trẻ, sống theo cảm tính, đã có lúc nuối tiếc vì những quyết định sai lầm. Do đó, họ thấu hiểu trong cuộc sống buộc phải có những chướng ngại, nghịch ý, đôi lúc những biến cố bất chợt xảy đến mà không ai có thể cứu lấy mình, nhưng chỉ duy nhất con đường nhẫn nhịn mới giúp bản thân không bao giờ bị ân hận. Thêm vào đó, nếu thiếu sự điềm tĩnh và tính khiêm tốn sẽ phá mất công sức mà ta hết lòng bồi đắp dựng xây bao gồm công việc, tình yêu, mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp chưa kể lúc lỡ lời có thể ‘rước họa vào thân’.
Một câu nói nổi tiếng của doanh nhân người Ấn, ông Prasad Mashes: “Tâm trí giống như mặt nước. Khi chúng hỗn loạn, rất khó để ta nhìn thấu mọi thứ. Nhưng khi tâm tĩnh lặng thì mọi thứ trở nên rõ ràng”. Và thêm lời gợi nhắc từ nhà thần học Augustine đã nói: “Nếu bạn lên kế hoạch xây dựng một ngôi nhà phẩm hạnh thật cao, trước tiên bạn phải đặt nền móng sâu bằng sự khiêm nhường”.
Phương pháp thực hành sống điềm tĩnh và khiêm tốn của người xưa
Lão Tử là một nhân vật nổi tiếng có thật trong lịch sử Trung Quốc, ông được coi là nhà tư tưởng sáng lập triết lý Đạo gia truyền thống, được người đời đặt tên là Lão Tử giáo hay còn gọi là Đạo giáo. Triết lý của ông đa phần tập trung vào các nguyên tắc sống giản dị, khiêm tốn, không tranh đấu và luôn tuân thủ theo quy luật tự nhiên. Triết lý mà ông để lại vẫn còn giữ nguyên giá trị suốt hàng nghìn năm qua và được khắp thế giới công nhân và tôn danh ông là một bậc hiền triết, kiệt xuất. Tuy vậy, cuộc đời và danh tính thật của ông hầu như ‘bít kín’ ngay cả năm sinh (571 TCN – 471 TCN) cũng dựa theo sự phỏng đoán từ các nhà lịch sử học.
Ảnh minh họa Lão Tử bên trái
Những bài dạy triết lý sâu sắc của ông đã làm thức tỉnh tâm trí con người, trong số đó có câu “Người giản dị nhất thì không phải là người giản dị. Người khiêm tốn nhất thì không phải là người khiêm tốn.” Hàm ý muốn nhắc nhở chúng ta là không nên xem trọng hình thức bên ngoài vì những gì ta nhìn thấy đôi khi chưa chắc đã đúng. Ông luôn đề cao đức tính khiêm tốn tự nhiên, được ghi chép đầy đủ trong cuốn Đạo Đức Kinh, viết vào năm 600 TCN. Tác phẩm này gồm 81 chương, chia thành 2 phần là Thượng Kinh và Hạ Kinh, đã dịch ra hơn 30 ngôn ngữ tái bản nhiều lần xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử. Đến nay, Đạo Đức Kinh của Lão Tử vẫn là một cuốn sách kinh điển cho mọi thời đại, được nhiều doanh nhân, tỷ phú thế giới lẫn cả Việt Nam đưa vào áp dụng cuộc sống chẳng hạn Steve Jobs, Ray Dalio, Yvon Chouinard, Anita Roddick, Oprah Winfrey, Indra Nooyi, Arianna Huffington, Sheryl Sandberg, Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Trần Anh,…
Ảnh. Đạo Đức Kinh là tác phẩm kinh điển cho mọi thời đại
Trong đó, Lão Tử có đưa ra lời khuyên để thực hành về lòng kiêm tốn, qua các phương pháp như sau:
- Chủ động duy trì lối sống tối giản, không cầu kỳ, phô trương giúp cho bản thân không bị chìm đắm thụ hưởng vật chất, tạo cơ hội rèn luyện tính kỷ luật cao, không lệ thuộc vào lời khen chê. Đồng thời, giảm nhận xét đánh giá và không hơn thua so sánh.
- Ông khuyến khích nên hòa nhập và tôn trọng theo luật tự nhiên. Thay vì can thiệp quá sâu thì hãy nhìn nhận giai đoạn đang xảy ra ở bản thân hay của người khác đều là một tiến trình phải được diễn ra theo lẽ tự nhiên.
- Chấp nhận điểm yếu bản thân để nhìn ra giá trị của người khác. Qua phương pháp này, chúng ta có thể khám phá nội lực và sức mạnh tiềm ẩn bên trong mình, từ đó nhanh chóng tiến đến trạng thái cân bằng và phát triển lòng khoan dung, độ lượng.
Bên cạnh đó, Lão Tử cũng khuyên nên giảm bớt tính tự cao bằng cách thường đặt câu hỏi cho bản thân trước khi muốn chia sẻ với ai đó, như là: “Điều tôi sắp nói ra có ích gì cho người nghe, xem hay không ?”, “Có làm cho ai buồn lòng chăng ?” , “Họ có thật sự muốn nghe tôi nói hay chỉ có tôi đang muốn được thể hiện điều đó với họ ?”
Bởi ông hiểu rằng chỉ khi nào chúng ta thật sự có lòng khiêm tốn mới có thể đạt tới điềm tĩnh tự nhiên. Điều này, không những giúp tâm trí con người trở nên sáng suốt mà còn sẽ tìm ra được ý nghĩa nhân sinh.
Nguồn Trang Viết Việt Nam
*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn
Hay quá