Tại sao ông hoàng cải lương Vũ Linh khiến người ta ‘khó quên’?

Mỗi người đến với thế gian này, đều hai bàn tay trắng và khi ra đi cũng trở về không. Cuộc đời ngắn ngủi phút chốc rồi sẽ qua mau, dù có quyền cao chức trọng, giàu nghèo cũng chẳng ai sống mãi với thời gian. Nhất là lúc mất đi, càng nhanh chóng bị người ngoài lãng quên. Thế nhưng, điều gì khiến hàng triệu khán giả, bạn bè đồng nghiệp nhớ thương Ông Hoàng Cải Lương – cố NSƯT. Vũ Linh, thậm chí còn nhận sự đông đảo quan tâm mà hiếm nghệ sĩ nào có được?

Ngạn ngữ người Lào có câu ‘Ở để người nhắc, đi để người nhớ, mất để người thương’, cũng tương tự thành ngữ Việt Nam ‘Trâu chết để da, người chết để tiếng’ hay là “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ’. Tất cả, đều ẩn ý khuyên răn chúng ta nên tránh xa lối sống tiêu cực, không chuẩn mực. Vì ai rồi cũng sẽ ra đi nhưng tiếng xấu muôn đời vẫn ở lại, có khi ảnh hưởng tới thế hệ con cháu, bị người chế giễu, khinh chê. Ngược lại, nếu giữ được phẩm hạnh đạo đức tốt, không chỉ danh tiếng vang xa mà còn khiến người đời thương quý, tin tưởng và bảo vệ một cách vô điều kiện.

Tuy nhiên, quy luật cuộc đời này rất công bằng, muốn nhận những điều tốt đẹp, chắn chắn trải qua nhiều thử thách. Đôi lúc, cần phải trả một cái giá đắt cho sự thiệt thòi ấy, mới tìm thấy giá trị nhân văn ở người đó. Có thể nhìn qua hình ảnh cố NSƯT Vũ Linh sau khi ông mất, đã để lại sự tiếc nuối sâu sắc trong lòng khán giả, bạn bè và đồng nghiệp bởi họ luôn dành cho ông bằng tình cảm chân thành, quý mến. Vậy ông đã làm gì để mọi người lưu luyến?

Tình cảm của bà con khán giả dành cho ông hoàng cải lương

Ảnh. Tình cảm của bà con khán giả dành cho cố NSƯT.Vũ Linh

Hiếu thảo với cha mẹ và hết lòng vì người thân 

Nghệ sĩ ưu tú Vũ Linh, tên thật Võ Văn Ngoan, bí danh thường gọi là Như, sinh năm 1958 tại Quận 5, TP.HCM. Ông là con thứ trong gia đình 6 anh chị em, nếu tính theo miền nam thì ông xếp hàng thứ 5. Từ nhỏ, ông đã say mê ca hát và sớm bộc lộ năng khiếu ca diễn cải lương, dòng nhạc này được thịnh hành vào thập niên 90 ở miền Nam Việt Nam. Thêm vào đó, hàng ngày ông nhìn thấy cảnh cha mẹ vất vả mưu sinh, quần quật chăm sóc con cái mà không lúc nào nghỉ ngơi. Chính vì hiểu thương và biết ơn song thân nên ông ý thức sau này phải có trách nhiệm đảm đương gánh vác mọi chuyện gia đình thay cha mẹ. Dù còn rất nhỏ nhưng ông đã vạch ra đường hướng phát triển cho cuộc đời mình, cũng như biết điểm mạnh bản thân ở đâu. Vì vậy, ông bắt đầu xin theo học đàn thầy Văn Vĩ là một danh cầm nổi tiếng trong giới đờn ca tài tử cải lương Nam bộ lúc bấy giờ. Với tài năng thiên bẩm cộng ý chí quyết tâm, chỉ sau một tháng ông đã nhận bằng hạng nhất khi đó mới 11 tuổi. Trong thời gian này, ông giấu cha mẹ đi hát ở các tựu điểm quán ăn, nhà hàng. Dù ở xa đến mấy ông cũng đạp xe tới đó “thù lao nhận được trung bình từ 10-30 đồng một đêm, đủ tiền mua quần áo và phần còn lại để dành dụm” ông từng kể lại trong một bài phỏng vấn. Bởi ngày xưa, chịu ảnh hưởng phong kiến rất lớn, hiếm cha mẹ nào muốn con cái đi theo nghiệp cầm ca vì cho rằng đây là nghề ‘xướng ca vô loài’ không có phẩm chất đạo đức lại không thuộc 4 tầng lớp xã hội gồm giai cấp Sĩ, Nông, Công, Thương hay còn gọi là tứ dân.

Nên khi việc ‘bại lộ’ ông bị mẹ đánh đòn, còn ba giận quá đập luôn ti vi và quát lớn“cấm tuyệt đối từ đây không cho thằng Như đi hát nữa” cố nghệ sĩ bùi ngùi nhớ lại. Tuy giận nhưng bằng tình thương người mẹ, bà nhìn thấy sự khao khát và nỗi buồn trong mắt con trai 11 tuổi nên đã âm thầm ủng hộ ông tiếp tục đi hát. Nhờ động viên tích cực, ông càng quyết tâm phải cố gắng làm tốt hơn nữa để mẹ an tâm.

Đến năm 13 tuổi, ông được đoàn hát Đồng Ấu Hoa Thế Hệ nhận vào làm và đặt nghệ danh là Hùng Tuấn Linh, rồi một thời gian ông đổi sang Vương Vũ Linh đến cuối mới rút ngắn thành Vũ Linh. Đặc biệt năm 15 tuổi, ông may mắn được cố NSƯT Thanh Sang, phát hiện chất giọng khác lạ và đỡ đầu dìu dắt ông từng bước đến con đường sân khấu chuyên nghiệp vì thời điểm ấy NSƯT Thanh Sang là một ngôi sao lớn nổi danh được nhiều người ái mộ bởi giọng hát và lối sống đạo đức trong đó có cha ông. Nhờ đó, cũng dần chấp nhận khi thấy ông biểu diễn trên đài truyền hình cùng với thần tượng. Điều này, khiến ông rất hạnh phúc và ngày càng lấn sâu vào sự nghiệp ca hát, chỉ mong có chút thành quả để sớm phụ giúp kinh tế lo cho gia đình.

Ông từng trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống

Ông từng trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống

Theo lời kể, lần đầu ông ký hợp đồng với hãng đĩa Hồn Nước được trả thù lao rất cao. “Đến nỗi khi mang 100.000 đồng về nhà đưa ba má, ông bà cứ tưởng tôi đi ăn cướp bởi lúc đó tiền mệnh lớn nhất là 500 đồng”, ông vui vẻ nói.

Sau này, ông đã được nhiều nơi mời hát đi từ TP.HCM đến tỉnh thành lưu diễn gồm có đoàn Hoa Anh Đào Kim Chưởng, Khánh Hồng An Giang, Thiên Nga, Sơn Minh, Minh Tơ, Huỳnh Long, Lâm Đồng,..Tuy nhiên, mãi đến năm 1988 khi đầu quân vào Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang 2, ông mới thực sự bước lên đài vinh quang sau hơn 15 năm hoạt động trong nghề. Chính từ đây, cái tên Vũ Linh được đông đảo khán giả khắp nơi trong ngoài nước yêu mến, chỉ cần nhìn thấy hình của ông trên băng rôn quảng cáo thì người xem kéo đến nườm nượp khiến khán phòng trở nên chật kín. Bên cạnh, ông cũng là người có công lớn đưa nghệ thuật sân khấu cải lương tuồng cổ trở lại với quần chúng và được nhà nước phong danh nghệ sĩ ưu tú vào năm 1997. Tuy nhiên, đối với ông “hào quang thật sự không quan trọng bằng tình cảm gia đình, chỉ cần nhà gặp chuyện là tôi có thể bỏ hết” cố nghệ sĩ đã chia sẻ.    

Ông luôn giữ lòng biết ơn, sống khiêm nhường giản dị khi đang ở đỉnh cao

Nhắc đến ông hoàng cải lương làm người ta liên tưởng đến một nghệ sĩ Vũ Linh tài hoa, hiền lành và đạo đức bởi ông luôn chọn cách sống giản dị, khiêm nhường dù đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Nhất là, đối với người ơn, ông đều khắc cốt ghi tâm, có thể nhìn qua các cuộc phỏng vấn báo chí hay đời sống thường ngày, ông hay kể về một ai đó trong cuộc nói chuyện chẳng hạn người thầy, người anh, người chị và thậm chí có cả khán giả với sự biết ơn chân thành, cảm kích. Đặc biệt, ông luôn giữ lòng chính trực và tôn trọng người khác.

Cụ thể, một lần khi bầu show đề nghị ông hát nhép để bảo vệ sức khỏe, ông liền từ chối với lý do“làm như vậy là lừa khán giả, thà anh hát theo sức của mình chứ anh không làm được như vậy đâu”. Ngoài ra, ông rất kín đáo trong việc làm từ thiện, ngại đưa tin trước truyền thông vì ông quan điểm rằng có danh tiếng là nhờ ơn những vị khán giả luôn âm thầm ủng hộ nên chọn cách tương tự để tri ân đối với người ơn của mình”.

Ông hoàng cải lương một thời

Ảnh. Ông hoàng cải lương một thời

Mặt khác, khi ở thời hoàng kim, tên tuổi của ông đang có sức ảnh hưởng mạnh với công chúng và các đoàn hát. Nhưng nếu ông nhìn thấy tấm poster có tên mình đặt trên hàng đầu trước các bậc tiền bối, đàn anh, đàn chị thì ông sẽ rất khó chịu. Có trường hợp ông tìm gặp ngay người quản lý nơi đó và nghiêm giọng nói “không được đâu em ơi, anh không chịu đâu, em phải đặt tên anh xuống hàng sau anh Minh Phụng và chị Lệ Thủy rồi mới tới anh”. Những hành động nhỏ này, đã đủ thấy ông là người sống sâu sắc và tử tế. Đồng thời, điều đó còn thể hiện đức tính nhường nhịn, khiêm tốn và hữu lễ.

Âm thầm nâng đỡ và quý trọng tình cảm anh em đồng nghiệp

Trải qua 50 năm hoạt động nghệ thuật, ông đã đạt 15 giải thưởng lớn nhỏ và để lại hơn 400 video cải lương hồ quảng và xã hội. Một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của cố NSƯT.Vũ Linh đó là vở tuồng Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Xa phu đi sứ, Giũ áo bụi đời, Bức ngôn đồ Đại Việt,..cũng như kết hợp với 5 cô đào chánh bước ra từ giải Trần Hữu Trang 1991 đã giúp họ tỏa sáng gồm có nghệ sĩ Tài Linh, Thanh Hằng, Phương Hồng Thủy, Thanh Thanh Tâm và Ngọc Huyền.

cố NSƯT Vũ Linh và 5 cô đào chánh nhận giải Trần Hữu Trang 1991

Ảnh: cố NSƯT Vũ Linh và 5 cô đào chánh nhận giải Trần Hữu Trang năm 1991

Bên cạnh đó, cũng từng hợp tác chung nghệ sĩ Thoại Mỹ, Phượng Mai, Phượng Hằng, Phượng Loan, Cẩm Tiên, Thanh Ngân, Tú Sương, Quế Trân,…và cả  NSND Lệ Thủy, bà cũng dành lời khen về ông: “Tánh tình em ấy dễ thương, lại có tài, thời đó khán giả ái mộ dữ lắm”. Với NSND.Hồng Vân “Anh Vũ Linh đúng là người giỏi, không chỉ dễ mến nhiệt tình mà còn diễn đâu ra đó, văn ra văn, võ ra võ. Bởi vậy, bao nhiêu trái tim khán giả bị rớt lộp độp. Anh hóa thân nhân vật nào cũng xuất sắc, cô đào diễn chung rất dễ thương thầm anh.”

Ông có thể hóa thân đa dạng tính cách

Ảnh. Ông có thể hóa thân đa dạng tính cách

Trong khi đó, NSƯT. Diệu Hiền cũng thừa nhận rằng chưa thấy người nào có tính khí giống như cố nghệ sĩ “Vũ Linh nó không mê tiền mà chỉ mê cái tình của khán giả, anh em, bạn bè. Hễ thấy ai có năng lực, hát tốt, có tâm với nghề là giúp đỡ ngay mà công nhận nó rất mát tay, lăng xê cô nào là cô đó nổi”

Dẫu lúc sanh thời, ông đã nâng đỡ rất nhiều thế hệ trong nghề nhưng chưa bao giờ ông lên tiếng nói về tốt bản thân. Chính sự bao dung âm thầm, hay bảo vệ người khác đã chạm vào trái tim khán giả, bạn bè và đồng nghiệp. Cho nên, đã liên tiếp có hàng trăm, ngàn tài khoản mạng xã hội ở các nền tảng cùng lập ra để bày tỏ thương tiếc ông. Thậm chí sau khi mất, nhiều đồng nghiệp tự lập bàn thờ tại nhà riêng chẳng hạn nghệ sĩ Ngân Tuấn, Linh Tâm, Linh Tí với thêm một số khác đồng thể hiện lòng kính trọng và biết ơn ông.

Mới đây, Nghệ sĩ Ngân Tuấn vừa sáng tác liên tiếp 5 ca khúc để tưởng nhớ về cố NSƯT. Vũ Linh, được đông đảo khán giả đón nhận bao gồm bài Nhớ Anh Năm, Yêu Ông Hoàng Cải Lương, Xin Hãy Để Anh Yên, Tôi Đã Mơ Thấy Anh, 100 Ngày Vắng Anh.

Tại đây, một vị khán giả lớn tuổi tâm sự “Tôi chưa bao giờ ngưỡng mộ ai ngoài nghệ sĩ Vũ Linh nên khi nghe thấy các bài hát về ông ấy, tôi thật sự rất xúc động và hồi tưởng lại những lần tiếp xúc ở bên ngoài, làm tôi càng mến trọng bởi tính đôn hậu.”

Người hâm hộ quý mến tính cách nhân từ của ông

Ảnh. Người hâm hộ quý mến tính cách nhân từ của ông

Đồng thời, Nghệ sĩ Bình Tinh cũng tiết lộ thêm: “Di chúc Ba để lại cho con gái nuôi là giữ đạo đức, hát hay, diễn giỏi và luôn cố gắng.”

Dẫu giờ đây, ông đã ra đi xa nhưng những tác phẩm để đời, cũng như giai thoại về một nghệ sĩ tài hoa, nhân từ sẽ còn mãi sống trong lòng của tất cả những người yêu mến bộ môn nghệ thuật cải lương.

Nguồn Trang Viết Việt Nam

*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn

Bài viết khác:

Tiến sĩ Rick Hanson khẳng định chứng bệnh tiêu cực rất nguy hiểm
Một người đàn bà thấy mình may mắn khi nhận được 'gia sản kế thừa'
Cuộc trò chuyện giữa Lão Tử và Nhà Vua
Sự thật về thị phi và cách giữ tâm bình an như thế nào?
Thị trường Châu Á mỗi năm mang lại hàng tỷ USD cho hãng ‘đồng hồ thượng lưu’ Richard Mille
9 thói quen sai lầm phổ biến khiến người bán mất khách nhiều nhất
Sương Phạm: “Tính trung thực có thể tìm lại những giá trị đã mất”
Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton kêu gọi quan tâm chăm sóc 'sức khỏe tâm thần'
Đừng bao giờ bị 'mắc bẫy' cờ bạc lô đề giống như tôi
Xin đừng so sánh con mình với người khác
Đừng bao giờ để áp lực cuộc sống ‘ngăn cách’ tình thân với Cha Mẹ
Anh em giúp nhau là Trách nhiệm hay Quý Nhân?
Vợ chồng thường mắng chửi nhau sẽ biến họ trở thành ‘kẻ vô ơn’
Tính sĩ diện tốt hay xấu?
Làm sao ‘giữ chân khách hàng’ trong ngành thời trang bán lẻ?
Làm thế nào tìm ra sự thật về ‘sự hoài nghi’?
Đừng quên tôn chỉ nghề báo là ‘phò chính trừ tà’
Những lợi ích khi tự viết sách xuất bản?
Tại sao càng mong cầu lại không nhận được kết quả tốt đẹp?
Hãy quý ơn những người đã giúp đỡ tinh thần cho ta vì lý do này
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
5 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Fanvulinh
1 năm trước

Vũ Linh là một người hiếm trong giới nghệ sĩ

Lê Thị Hiền
1 năm trước

Tôi cũng nghe mấy bài của nghệ sĩ Ngân Tuấn, xúc động lắm

Vũ Linh trong tim tôi
1 năm trước

Người vậy sao ai mà không thương…Nhớ

Lan Ngọc
1 năm trước

Khó kiếm được ông hoàng cải lương thứ 2

Misa_us
1 năm trước

Nghe bài hát của chú ngân tuấn sáng tác mà khóc hoài luôn