Không để người mẹ đơn độc chịu đựng nỗi đau mất con

Thiên chức được làm mẹ là một điều tuyệt vời và hạnh phúc nhất đối với người phụ nữ. Đặc biệt, những gia đình hiếm muộn thì niềm vui đó càng nhân lên bội phần. Bao nhiêu trông ngóng, đợi chờ và những tia hy vọng tương lai đang chớm nở bổng nhiên vụt tắt sau cơn ‘tin dữ’ của con. Nỗi đau này khó có phụ huynh nào chấp nhận và nguôi ngoai, nhất là người mẹ dễ rơi vào trầm cảm và mất kiểm soát.

Dù là nguyên nhân gì hay ở độ tuổi nào thì ‘sự ra đi’ của con, cũng mang lại sự tổn thương tâm lý cho người mẹ. Sau khi trải qua biến cố phân ly, mỗi người sẽ quản lý cảm xúc khác nhau, có người học cách chấp nhận sự mất mát như một quy luật hiển nhiên trong cuộc sống. Tuy nhiên, với một số người điều đó không hề dễ dàng, thậm chí họ còn bị dằn vặt suốt thời gian dài và không thể tha thứ cho mình. Theo y học gọi đây là chứng rối loạn căng thẳng sang chấn (PTSD), do cú sốc tinh thần quá lớn đã gây ra tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe. Thường biểu hiện qua các dấu hiệu trầm cảm lo âu, sợ hãi, làm suy giảm chức năng xã hội. Nếu nặng hơn nữa là mất khả năng nhận thức và ảnh hưởng tính mạng người bệnh. Do vậy, sự quan tâm hỗ trợ cho các bà mẹ sớm vượt qua nỗi đau là một việc làm cấp thiết.

Những dấu hiệu nào cho biết bản thân đang mắc bệnh trầm cảm?

Bệnh trầm cảm có rất nhiều nguyên nhân với nỗi sợ hãi ám ảnh không giống nhau, nhưng triệu chứng gần như tương tự. Đối với tâm lý người mẹ mất con ở trong giai đoạn đầu thường xuất hiện các dấu hiệu tự cô lập, tâm trạng buồn tủi dễ khóc, khó ngủ vì hay xuất hiện ảo giác hoảng loạn gây nên khó thở. Đặc biệt, sự ra đi ‘đột ngột’ không rõ lý do cũng là nhân tố dẫn đến sự bất an cho người mẹ khi chưa làm sáng tỏ nghi vấn ‘tại sao’ hoặc đưa giả thuyết ‘giá như’ để khiển trách mình không biết bảo vệ con. Vì vậy, càng tăng thêm cảm giác bất lực, tội lỗi khiến bản thân không còn muốn sống. Bởi những lúc như vầy rất dễ bị tư tưởng tiêu cực xấu lôi kéo, chiếm giữ tâm thức làm mất đi ý chí tự chủ nhất thời. Cộng thêm, họ không cảm nhận được sự quan tâm, đồng cảm từ người bên cạnh càng tác động mạnh lên tâm lý chán nản. Đôi khi một hành động ‘coi như không có chuyện gì’ của người cha, mặc dù có thể xuất phát từ ý tốt là muốn giúp người mẹ sớm quên nỗi đau, nhưng cũng khiến họ buồn tủi vì nghĩ rằng người chồng vô tâm, tin bản thân mình là người bất hạnh, vô dụng, thừa thải, không có giá trị.

Người mẹ Mỹ bị trầm cảm vì ‘nhớ con’ nên nhờ nhiếp gia ghép ảnh

Ảnh. Người mẹ Mỹ bị trầm cảm vì ‘nhớ con’ nên nhờ nhiếp gia ghép ảnh

Tất cả các triệu chứng trên đây đều là dấu hiệu cho thấy bản thân đã mắc bệnh trầm cảm, thông thường xảy ra ở vài tuần đầu tiên hoặc đến vài tháng. Nếu thời gian kéo dài lâu hơn mà không có sự chăm sóc điều trị đặc biệt từ bác sĩ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng. Bên cạnh, còn một số trường hợp đáng lo ngại khi người mẹ cố tỏ ra “mình ổn” giấu diếm mọi cảm xúc không muốn làm phiền người thân phải lo lắng. Thế nhưng, nếu việc chịu đựng này thiếu đi sự chấp nhận từ bên trong của bản thân thì vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, thêm một số dấu hiệu nhận biết khác thường ở tính cách là dễ cáu, hay gắt gỏng, lớn tiếng, vui buồn thất thường, lo âu suy nghĩ thái quá, tự nói chuyện một mình, ngại tiếp xúc đám đông hoặc thay đổi cả thói quen nghỉ ngơi ăn uống, tệ hơn nữa là họ lạm dụng chất kích thích ‘để quên’ nỗi đau.

Tại sao đa số họ chọn cách điều trị tại nhà?

Theo Bộ Y tế Việt Nam thống kê, trung bình hàng năm có khoảng 20% tỷ lệ sảy thai tự nhiên với 5 trường hợp phổ biến bao gồm sảy thai hoàn toàn, sảy thai không hoàn toàn, sảy thai lỡ, dọa sảy thai sảy thai do nhiễm trùng. Trong đó, khoảng 1% đến 4,4% bị lưu thai với nhiều nguyên nhân từ di truyền, nhiễm sắc thể, bệnh lý, tiền sử, sử dụng chất kích thích và 50% không tìm ra nguyên nhân.

Được biết, năm 2022 có hơn 6.300 trẻ em, thanh thiếu niên bị tử vong do tai nạn giao thông với khoảng 200.000 trường hợp đột tử chủ yếu từ 12-55 tuổi, chưa kể bệnh tật và uớc tính mỗi ngày không dưới 1.800 người qua đời. Trong số đó ghi nhận có 15% người mẹ bị trầm cảm sau khi con mất. Tuy nhiên, chỉ một số ít đồng ý chịu trị liệu tâm lý tại bệnh viện, còn lại đa số hầu tự điều trị tại nhà là vì không muốn tốn thời gian, thấy bệnh tình không nặng hoặc không tin bản thân mình đang mắc bệnh. Cho nên, vai trò người đồng hành bên cạnh là rất quan trọng bởi phải thật sự tinh tế mới có thể giúp mẹ sớm khỏi bệnh.

Người từng trải qua và phục hồi sau biến cố sẽ khuyên những gì?

Chị Vân Vũ tại TP.HCM, là một trong những trường hợp người mẹ từng trải qua một quãng thời gian dài trầm cảm khá nặng nhưng may mắn chị tự nhận thức kết hợp với sự động viên, an ủi tích cực của người chồng, đã kịp thời giúp chị vượt qua cơn khủng hoảng tâm lý. Chị bày tỏ “tôi rất biết ơn anh vì đã không để tôi đơn độc đối mặt nỗi đau một mình”

Anh luôn tạo điều kiện để chị Vân cảm thấy được thoải mái nhất

Ảnh: Anh luôn tạo điều kiện để chị Vân cảm thấy được thoải mái nhất

Đồng thời, chị cũng có những lời khuyên chân thành dành cho những người thân của các mẹ đang tự điều trị tại nhà.

  1. Người bệnh rất dễ nhạy cảm với tiếng ồn nên khi ai đó nói lớn tiếng hoặc nạt nộ thì họ sẽ cảm thấy nhức đầu giống như bản thân đang bị tấn công làm tăng thêm sự lo lắng. Nếu sức chịu đựng không đủ có khả năng họ sẽ đáp trả bằng cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, hãy chọn ngôn ngữ dịu dàng, lịch sự để động viên vỗ về, luôn tạo một cảm giác bình an và thoải mái nhất.
  2. Đừng khuyên ngăn những lúc họ đang khóc mà hãy lắng nghe tâm sự đau khổ bên trong họ vì một khi được “xã hết” thì nỗi buồn đó mới có thể giảm nhẹ. Đặc biệt, không nhất thiết phải trả lời nhưng sau mỗi lần họ gào khóc, hãy cho họ một cái ôm thật sâu để họ cảm nhận sự đồng cảm và quan tâm của người bên cạnh.
  3. Đừng cố tỏ ra mọi chuyện giống như bình thường trước mặt họ, đặc biệt là người chồng càng không nên né tránh bởi sự suy diễn sẽ liên tiếp ập đến trong tâm trí họ qua hàng loạt câu hỏi nghi vấn ‘tại sao tôi gặp một biến cố lớn vậy, mà chồng tôi không buồn, thậm chí xem nhẹ như không có chuyện gì xảy ra?. Vậy sự hy sinh này có đáng hay không?’ Đây là điểm mấu chốt làm cho bệnh trầm cảm trở nên nặng hơn vì những lúc đó, họ đang bị tư tưởng tiêu cực nắm giữ nên không thể sáng suốt hiểu được ý tốt người bên cạnh. Cho nên, lời khuyên ở đây là hãy nói thật lòng nỗi buồn với họ, và chia sẻ ý nghĩ lạc quan hướng tới đều tốt đẹp cho con để họ cảm nhận người bên cạnh cũng đau lòng không khác nào họ. Nhờ vậy, ý thức mạnh mẽ muốn bảo vệ người thương sẽ được nhanh chóng khôi phục.
  4. Tham gia các khóa học thiền, tập yoga hoặc viết nhật ký có thể tích lũy và tăng cường năng lượng tích cực. Bởi khi đó trong cơ thể sẽ tự động sản xuất những chất hormone như dopamine, serotonin, endorphin và oxytocin nhằm thúc đẩy tinh thần lạc quan lên cao, giúp tư tưởng tiêu cực suy yếu.
  5. Tạo động lực lượng tích cực cho những người cùng cảnh ngộ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Hành động này chẳng những ‘nối lại’ khả năng liên kết xã hội mà còn giúp họ hiểu hơn về bản thân, cũng như dễ dàng tiếp nhận ý tốt những người bên cạnh.
  6. Thường xuyên tham gia các hoạt động công ích, xã hội chia sẻ những mảnh đời bất hạnh. Việc này không chỉ mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn giúp bản thân tránh khỏi cảm giác đơn độc. Thay vào đó sẽ nhìn thấy sự quan tâm, đoàn kết và yêu thương đang lan tỏa khắp nơi.
Anh chị thường xuyên ‘tự túc’ giúp đỡ các em dân tộc miền núi

Ảnh: Anh chị thường xuyên ‘tự túc’ giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn

Từ việc thay đổi những hành động tích cực đã tác động lên tâm lý, giúp chị dần quay về với cuộc thực tại và đón nhận quá khứ như một cách nhẹ nhàng. Với chị, sau biến cố có thể giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống, nên khi thấy ai đó gặp nạn, bản thân cũng dễ dàng đồng cảm và muốn được chia sẻ nhiều hơn.

Chính những tư tưởng trao đi không mong nhận lại, đã trả về cho chị những năng lượng tích cực, sớm giúp chị vượt qua nỗi đau. Sau nhiều năm ‘để thuận duyên’, giờ đây gia đình anh chị có thêm 2 thành viên mới và luôn được ông xã hết lòng yêu thương, chăm sóc.

“Quả ngọt” qua những biến cố nhờ giữ lấy tinh thần lạc quan, tích cực

Ảnh: “Quả ngọt” qua những biến cố nhờ giữ lấy tinh thần lạc quan

Thế nên, chị muốn nhắn nhủ rằng với các người mẹ rằng “Sau cơn mưa trời lại sáng, đau thương đến đâu cũng phải có hồi kết nhưng quan trọng nhất là đừng bao giờ đánh mất lòng tin ở chính mình vì đó là con đường duy nhất dẫn tới sự bình an, thậm chí còn đón nhận một điều kỳ diệu khác ở tương lai.”

Nguồn Trang Viết Việt Nam

*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn

Bài viết khác:

Agnikul Cosmos huy động gần 27 triệu USD và dự kiến phóng vệ tinh bằng động cơ tên lửa in 3D đầu tiê...
Giữ 5 nguyên tắc 'vàng' để tránh rạn nứt hôn nhân
Đã đến lúc phải xóa bỏ tư tưởng ‘mẹ chồng nàng dâu’
ThS. Phạm Ngọc Tân: “Người biết chịu thiệt mới là người tử tế”
Hãy quý ơn những người đã giúp đỡ tinh thần cho ta vì lý do này
Ca sĩ Thái Kiệt: 'Tôi rất bất ngờ khi thấy hàng trăm nghệ sĩ thể hiện lại ca khúc Đời Là Cát, Bụi Là...
Làm sao nhận diện một người sống tình cảm chân thật?
Sức mạnh lời khen giúp ‘kẻ khờ thành người trí' ngược lại mắng chê con sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Đừng bao giờ để áp lực cuộc sống ‘ngăn cách’ tình thân với Cha Mẹ
Phương pháp thực hành sống điềm tĩnh và khiêm tốn của người xưa
Geri Halliwell: Không phải ‘cha dượng mẹ kế’ nào cũng xấu tính
9 thói quen sai lầm phổ biến khiến người bán mất khách nhiều nhất
‘Ai rồi cũng bị thay thế và lãng quên’ nếu như chưa biết điều này
Nếu 'bạn chưa tin lựa chọn ở bản thân' hãy tham khảo từ những người thành công
Thu Thủy Phiên Dịch Đài Loan: "Dịch Thuật PLG đã có hơn 2.000 cộng tác người Việt ở 15 quốc gia"
Câu chuyện tình bạn giữa Thói Xấu và Thói Tốt
Sương Phạm: “Tính trung thực có thể tìm lại những giá trị đã mất”
Cách vượt qua tâm lý mặc cảm khi phải đối diện những ngôn từ chê bai xúc phạm
Anh em giúp nhau là Trách nhiệm hay Quý Nhân?
Đừng quên tôn chỉ nghề báo là ‘phò chính trừ tà’
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Huân Tài
1 năm trước

Hiểu nhiều hơn về người bệnh trầm cảm, cảm ơn các bạn đã chia sẻ

Thùy Uyên
1 năm trước

Trước đây ít ai để ý tâm lý của những người mẹ khi bị mất con. Bài viết như một sự an ủi và chữa lành… cám ơn rất nhiều ….