Làm sao đảm bảo nguồn thu khi ‘không đủ sức’ cạnh tranh trong thời điểm suy thoái kinh tế như hiện nay?

Bất kể cuộc khủng hoảng kinh tế nào xảy ra, cũng đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chịu sức ép nặng hơn khi bị thiếu hụt về tài chính, không đủ khả năng cạnh tranh, đồng thời nhu cầu người mua cũng ít dần. Như vậy, họ cần làm gì để duy trì nguồn thu trong giai đoạn khó khăn?

Trong lịch sử, đã từng trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho cả thế giới phải lao đao từ cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1772, Đại suy thoái toàn cầu 1929-1939, khủng hoảng giá dầu OPEC 1973, khủng hoảng Châu Á 1997 cho đến khủng hoảng kinh tế thế giới vào 2007-2008.

Khủng hoảng toàn cầu.

Khủng hoảng toàn cầu. Ảnh minh họa

Mặc dù, các cuộc khủng hoảng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp nhưng cũng mang lại những bài học quý giá để giúp họ thích nghi, tìm ra cơ hội rủi rosẵn sàng thay mới, chấp nhận đối mặt thách thức nhằm đảm bảo được nguồn thu tài chính.

1. Tại sao luôn tồn tại tình trạng suy thoái kinh tế và sự biến động xã hội?

Cụm từ ‘suy thoái kinh tế’ là một thuật ngữ được nhắc nhiều trong kinh tế vĩ mô, gây tác động tiêu cực đến mọi hoạt động tài chính của một quốc gia và có khả năng lan rộng tạo thành một cuộc đại suy thoái toàn cầu, thông thường kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm liên tiếp. Ngoài ra, còn được mô tả thông qua việc suy giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế bị âm hai quý liền kề dưới mức báo động dẫn đến suy sụp nền kinh tế hay gọi chung là khủng hoảng kinh tế. Có thể nhìn vào các dấu hiệu nhận biết khi có sự thay đổi đột ngột lãi suất trái phiếu, ngân hàng thắt chặt giảm vay tín dụng, nợ xấu gia tăng, thị trường chứng khoán suy giảm, biến động thị trường lao động khiến nhiều người phải thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp giải thể và các doanh nghiệp lớn hạn chế đầu tư…Việc suy thoái kinh tế sẽ làm ảnh hưởng nặng nề khiến hậu quả thương mại toàn cầu bị tụt dốc, giảm tăng trưởng kinh tế, đồng tiền nội tệ mất giá trầm trọng, phân hóa giàu nghèo bất bình đẳng về thu nhập, lãi suất tăng cao, mất cân bằng cung cầu hàng hóa làm gián đoạn sản xuất.

Biến động thị trường

Biến động thị trường. Ảnh minh họa

Theo các nhà chuyên gia nhận định, đa số nguyên nhân suy thoái kinh tế đến từ sự bất ổn về tình hình chính trị quân sự, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, đầu cơ kinh tế, bùng nổ bong bóng tài sản, khủng hoảng tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, họ còn chỉ ra chu kỳ suy thoái kinh tế là sự biến động của GDP chia thành 3 giai đoạn suy thoái, phục hồi hưng thịnh được dự đoán trung bình 10 năm sẽ quay lại một chu kỳ. Đồng thời, coi đó là một cơ chế tự nhiên nhằm giúp thị trường cân bằng nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả. Trong khi, các nhà kinh tế học theo thuyết tiền tệ quan điểm suy thoái kinh tế là do hạn chế trong cách quản lý điều hành của Chính phủ. Cho nên, những biến động này đến để đẩy nhanh quá trình thanh lọc, điều chỉnh tái cơ cấu tổ chức, loại bỏ kỳ thị và ngăn chặn lạm phát để cân bằng tương tác giữa cung cầu. Qua đó, không chỉ thể hiện ‘thực lực chèo lái’ của nhà lãnh đạo mà còn giúp doanh nghiệp khám phá những cơ hội mới để bắt kịp xu thế hiện đại.

2. Bước chuẩn bị và cách đối phó cạnh tranh trong giai đoạn khó khăn?

Chính sự bất ổn định kinh tế có thể tái diễn nên người lãnh đạo càng phải thường xuyên trau dồi kiến thức, không để tư duy bị tụt hậu. Ngoài ra, cần tích lũy riêng kinh phí dự phòng cho các trường hợp rủi ro hoặc khi bước vào giai đoạn khó khăn chung để sử dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, không ngừng quan sát các bước đánh giá hoạt động kinh doanh, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, phát triển sự sáng tạo tối ưu chi phí quản lý, đồng thời vạch rõ mục tiêu phấn đấu nhằm đảm bảo duy trì tính ổn định cho doanh nghiệp.

Với một số ngành nghề có sự cạnh tranh lớn, tuyệt đối không bỏ qua một số việc như xây dựng thị trường ngách, phát triển điểm mạnh, tìm hiểu thị hiếu, tổ chức rèn luyện kỹ năng giao tiếp, cải thiện chất lượng sản phẩm, quy chuẩn hóa quy trình làm việc, tập trung quảng bá tiếp thị, quan tâm chăm sóc khách hàng, theo dõi điều chỉnh chiến lược phù hợp với từng hoàn cảnh, làm mới đa dạng sản phẩm dịch vụ, nhân rộng đại lý. Đặc biệt, luôn giữ vững tinh thần lạc quan, tích cực vì đây là nguồn động lực truyền năng lượng mạnh nhất để vượt qua khó khăn.

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse khuyên rằng: Cuộc sống giúp ta giải quyết được vấn đề hóc búa thì đấy là niềm vui. Hãy kiên nhẫn bình tĩnh và yên tâm mọi việc sẽ tốt lên. Bởi người làm kinh doanh đều biết kinh tế thị trường là sự cạnh tranh và chính sự cạnh tranh ấy làm mất đi tính ổn định nhưng nó lại là nguyên lý vận hành của sự phát triển. Cho nên, chúng ta muốn tồn tại thì phải liên tục tìm ra cái mới hơn đối thủ cạnh tranh của mình, sẽ giúp doanh nghiệp phát triển trong mọi tình huống.

3. Làm sao duy trì nguồn thu tài chính khi không đủ sức cạnh tranh?

Trong kinh doanh, có rất nhiều yếu tố khiến doanh nghiệp khó thể trụ vững nhất là đang giai đoạn khó khăn chung như hiện nay. Ngoài sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị cùng ngành thì nhu cầu người mua cũng dần giảm đi đáng kể khi tâm lý lo sợ khủng hoảng nên họ thường thắt chặt mọi chi tiêu để hạn chế tối đa sử dụng nguồn tiền tích trữ. Bài toán này, gây sức ép lớn cho các doanh nghiệp chưa phát triển khi họ ‘không đủ sức’ cạnh tranh. Hầu hết xoay quanh với 5 lý do phổ biến bao gồm thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu tiềm lực tài chính, thiếu tính kiên nhẫn dễ bỏ cuộc, thiếu sự linh hoạt đổi mới trong cách quản lý điều hành thiếu kỹ năng hoạch định chiến lược dài hạn.

Tất cả nguyên nhân trên đều dẫn tới một kết quả là hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thậm chí có nguy cơ sẽ phá sản. Như vậy để thấu triệt tư tưởng, các nhà lãnh đạo cần phải chân thật với chính mình để tìm ra lời giải đáp bằng cách tự hỏi: “Tôi có thật sự am hiểu tường tận về lĩnh vực mà tôi theo đuổi hay không?; Nếu là tôi chuyên gia trong ngành này nhưng không đủ tài chính, làm thế nào phát triển nguồn vốn an toàn?; Trường hợp nhận ra bản thân mất tính kiên nhẫn thì nên làm phải gì?; Cách quản lý của tôi, có chỗ nào đang bất ổn trong cách điều hành?; Làm sao đối mặt những thách thức để đạt mục tiêu đề ra?”

Làm sao đảm bảo nguồn thu khi ‘không đủ sức’ canh trạnh trong thời điểm suy thoái kinh tế như hiện nay

Ảnh minh họa

Và dưới đây là cách mà doanh nghiệp phát triển đã áp dụng giúp đảm bảo việc duy trì ổn định nguồn thu. Khi họ hiểu rõ nguyên lý bán hàng đơn giản chỉ tập trung vào việc “bán gì cho ai” và áp dụng “cách thức hoạt động tiếp thị” thông qua hai phương pháp đó là tiếp thị truyền miệng để khách hàng tự giới thiệu, tạo sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm dịch vụ, hoặc sử dụng tiếp thị truyền thông xã hội nhằm quảng bá nâng cao uy tín thương hiệu. Đa số họ sẽ khai thác thị trường ngách vì ít sự cạnh tranh, vừa có thể tiết kiệm tối đa chi phí vừa mang lại hiệu quả.

Bởi thứ nhất, họ chọn đúng thế mạnh kinh doanh trong lĩnh vực mà họ giỏi nhất. Thứ hai, nếu bị thiếu tiềm lực tài chính họ sẽ tìm cách kêu gọi đầu tư góp vốn nhằm giảm được rủi ro, vừa tăng lên lợi thế cạnh tranh. Thứ ba, thường xuyên nạp những năng lực tích cực, hình thành thói quen tốt để phát triển bản thân, trau dồi kiến thức để không lạc mất ý chí phấn đấu. Thứ tư, cập nhật tư duy tiến bộ theo kịp các xu hướng hiện tại, tinh gọn bộ máy hoạt động, thậm chí thay máu nhân sự nếu như họ thấy không phát triển. Thứ năm, vạch ra các mục tiêu thấp dễ đạt được vì họ hiểu nguyên tắc muốn leo lên cao thì phải qua từng bước nhỏ và làm đều đặn thường xuyên như thế đến khi nhìn lại đã thấy ‘vượt xa’ lúc nào không hay biết.

Tương tự trường hợp nhà sáng lập Bento Delichi, anh khởi nghiệp với đồng vốn khá ít ỏi, gặp vô vàn thử thách khi thành lập doanh nghiệp vào thời điểm tâm dịch Covid-19 diễn ra. Tuy nhiên, chưa đầy đến 3 năm, hệ thống đã xây dựng hơn 22 chi nhánh và vẫn đang tiếp tục mở rộng. Cho nên, hãy nhớ câu “Sau đêm tối sẽ là bình minh”.

Nguồn Trang Viết Việt Nam

*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn

Bài viết khác:

Phiên Dịch PLG 'độc quyền' Hội Nghị B2B Kết Nối Giao Thương Ngành Đá Tự Nhiên Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam
Giữ 5 nguyên tắc 'vàng' để tránh rạn nứt hôn nhân
Lý do tại sao nhiều người vẫn chưa thành công?
Cách giao tiếp trò chuyện thu hút người khác
Đã đến lúc phải xóa bỏ tư tưởng ‘mẹ chồng nàng dâu’
Người cha cầu cứu: “Xin hãy lấy não của tôi thay cho con gái tôi”
Tại sao cần phải 'Viết Bài PR' để xây dựng thương hiệu?
Sức mạnh lời khen giúp ‘kẻ khờ thành người trí' ngược lại mắng chê con sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Geri Halliwell: Không phải ‘cha dượng mẹ kế’ nào cũng xấu tính
Sự thật về thị phi và cách giữ tâm bình an như thế nào?
Nếu hợp đồng chưa ký chính thức mà khách hàng hủy ngang khi đang giao dịch thì sẽ giải quyết ra sao?
Câu chuyện tình bạn giữa Thói Xấu và Thói Tốt
Dấu hiệu suy giảm may mắn và phương pháp phục hồi
Làm sao kết giao với người giàu?
Tiến sĩ Huỳnh Đức Thiện: ‘Đừng để cám dỗ cướp mất hạnh phúc và thành công'
Làm sao ‘giữ chân khách hàng’ trong ngành thời trang bán lẻ?
Vợ chồng thường mắng chửi nhau sẽ biến họ trở thành ‘kẻ vô ơn’
Chuyện tình anh chàng tài xế yêu nàng thạc sĩ và trở thành CEO
Những lợi ích khi tự viết sách xuất bản?
9 thói quen sai lầm phổ biến khiến người bán mất khách nhiều nhất
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Kelly Hoang
1 năm trước

Bài viết đi đúng trọng tâm vấn đề hiện nay

Lý Nguyên Bảo
1 năm trước

Đúng vậy. Sau đêm tối sẽ là bình minh