Sự thật về thị phi và cách giữ tâm bình an như thế nào?

Trong cuộc sống, mỗi người đều mong cầu có được hạnh phúc, bình an. Chẳng ai muốn nhận sự rắc rối hay phiền phức đến mình. Đặc biệt, là những câu chuyện thị phi, sẽ càng ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe. Thậm chí, có thể rơi vào trầm cảm nếu như không hiểu ra nguyên nhân và giải pháp.

Để có cái nhìn tổng quan và trực diện, chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu về ngữ nghĩa “thị phi”. Đây là một cụm từ ghép giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Trong đó, tiếng Hán của từ “Thị” nghĩa là “đúng” hoặc “lời khen”, còn mượn nghĩa tiếng Việt là “nhìn, quan sát, tập trung, đông đúc, xã hội, đàn bà”. Từ đàn bà ở đây ẩn dụ là sự bàn tán. Bên cạnh, chữ “Phi” trong tiếng Hán nghĩa là “sai” hoặc là “lời chê”. Tuy nhiên, ở tiếng Việt, có phần đa dạng hơn bao gồm “những lời đồn thổi, tin đồn, đàm tiếu, chủ quan, vô căn cứ, không có giá trị”. Nên từ “thị phi” diễn nghĩa ở đây là những tin đồn không hay, chưa được kiểm chứng nhưng lại thu hút số đông quan tâm. Đa số tập trung nhìn vào điểm khuyết để phán xét đúng sai bằng lời chỉ trích, mỉa mai hoặc đồng cảm từ người thương, người ghét. Bởi hành động ấy có thể đi ngược với lối sống, quan điểm, đạo đức, nhân cách nên tạo ra chủ đề bàn tán. Cho thấy ngữ nghĩa “thị phi” cũng nói lên phần nào bản chất sự việc.

Bên cạnh đó, nguồn gốc thuật ngữ này cũng xuất hiện từ rất lâu nhưng đến đầu thế kỷ 19 sau khi tác phẩm truyền Kiều – Nguyễn Du ra đời, đã tạo nên tiếng vang lớn trong làng văn học cổ điển Việt Nam, chủ yếu sử dụng bằng tiếng Hán Việt. Bài thơ, được tác giả nhắc nhiều lần với từ “thị phi” trong tác phẩm của ông. Ví dụ như câu “Thiên địa bất hưng, thị phi nhân tâm vô tình” được dịch ra rất nhiều nghĩa nhưng hàm ý là để miểu tả trời đất vốn dĩ không cùng hướng, người hay nói chuyện phải quấy, đúng sai sẽ khó thể nào đồng cảm.

Tranh minh họa Truyện Thúy Kiều – Nguyễn Du

Tranh minh họa Truyện Thúy Kiều – Nguyễn Du

Sau này, các nhà văn thơ dần đưa thuật ngữ “thị phi”, vào đời sống trở thành ngôn ngữ quen thuộc trong văn nói lẫn cả văn viết và được sử dụng nhiều từ năm 2000 cho đến nay. Trong đó, thị phi được chia ra thành các cấp độ khác nhau, có thể xảy ra trong nội bộ gia đình, người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, cùng ngành. Nhất là môi trường liên quan đến nghệ thuật, tổ chức từ thiện hay chính trị càng được xã hội quan tâm. Đặc biệt, với sự phát triển công nghệ như hiện nay, ai cũng có thể dễ dàng lập một tài khoản, trang mạng để chia sẻ, bày tỏ quan điểm. Thậm chí, còn được khuyến khích kiếm tiền trên nền tảng này. Vì thế, những thông tin với tiêu đề gây sốt sẽ càng hấp dẫn người xem/nghe vào nhanh hơn bao giờ hết, chưa kể bị cắt ghép lời nói, hình ảnh có chủ đích.

Đến đây, chắc hẳn ai trong chúng ta sẽ cảm nhận được “mình cũng có thể là đối tượng bàn tán của người khác”. Bởi là con người ai cũng có những thiếu sót và khuyết điểm. Tuy nhiên, để tương lai bản thân không phải chịu tổn thương vì lời công kích tiêu cực từ người khác thì hãy cùng nhau áp dụng các quy tắc ứng xử giao tiếp trong Đắc Nhân Tâm. Đây một cuốn sách tâm huyết của ông Dale Carnegie (1888-1955) – một nhà diễn giả nổi tiếng về phát triển cá nhân và kỹ năng giao tiếp. Với bút lực của mình, ông đã truyền cảm hứng tinh thần cho hàng triệu người trên khắp thế giới.

Đắc Nhân Tâm được coi là bộ sách kinh điển của thời đại

Ảnh. Đắc Nhân Tâm được coi là bộ sách kinh điển của thời đại.

Một trong số người yêu thích cuốn sách này là Tỷ phú Warren Buffett, ông từng xác nhận rằng Đắc nhân tâm là cuốn sách hay nhất mà tôi từng đọc về cách xây dựng quan hệ, kinh doanh và thành công”.  

Sau đây là tóm lược 10 Quy Tắc Ứng Xử Đắc Nhân Tâm, không những giúp bản thân nhận thêm thiện cảm từ người khác mà còn giảm thiểu mâu thuẫn trong giao tiếp.

  1. Tôn trọng quan điểm người khác
  2. Lắng nghe và chấp nhận sự khác biệt của họ.
  3. Không chỉ trích, không phàn nàn, không buộc tội.
  4. Quan tâm, đồng cảm, khích lệ, động viên tinh thần
  5. Tiếp nhận quan điểm người khác trước khi đưa ra ý kiến
  6. Tìm cách giải quyết xung đột một cách điềm tĩnh, sáng suốt.
  7. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết, thay vì tìm khuyết điểm người khác
  8. Sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, lịch sự tránh dùng lời nói thô lỗ, xúc phạm hoặc phán xét.
  9. Giữ tâm trạng bình tĩnh trong mọi tình huống, tránh bị cảm xúc chi phối.
  10. Thể hiện sự thân thiện, khiêm tốn và hòa nhã với mọi người xung quanh.

Ở đây, tác giả còn khuyên người đọc nên học hỏi từ những thất bại, khó khăn và tập trung vào những điều tích cực. Bằng cách thực hành các quy tắc ứng xử này, chúng ta có thể xây dựng tốt các mối quan hệ cộng đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều mối quan hệ phức tạp và không phải ai cũng có khả năng hành xử khéo léo hoặc xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Chắc chắn không thể nào thoát khỏi thị phi. Vậy làm cách nào để giữ bình tâm an giữa thị phi của chính mình ?

Trừ khi bị ai đó cố tình hãm hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín công việc, hay khủng bố tinh thần hoặc đang phá hoại hạnh phúc của mình. Những lúc này, bản thân cần phải lên tiếng đòi lại công bằng thông qua luật pháp. Đối với các trường hợp khác, nên xử lý nhẹ nhàng và tinh tế.

Đã có rất nhiều nhà khoa học tâm lý, triết gia trên thế giới từng làm thí nghiệm nghiên cứu để tìm ra các đức tính tốt bẩm sinh của con người. Trong số đó, có nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ gốc Áo, ông Walter Mischel, đã phát hiện bản năng quan trọng vốn có sẵn bên trong của mỗi người, đó là lòng kiên nhẫn ý chí khi ông làm cuộc khảo nghiệm tâm lý cho hàng ngàn trẻ em với chủ đề “Thử Thách Marshmallow”.

Nhà khoa học tâm lý Walter Mischel phát biểu

Ảnh: Nhà khoa học tâm lý Walter Mischel phát biểu

Và ông đã thấy rằng đức tính này có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công. Bên cạnh, chúng còn có khả năng giải quyết và bảo vệ bản thân rơi vào gặp tình huống khó khăn nhất. Ông nhận định việc rèn luyện và đánh thức tính kiên nhẫn mỗi ngày không chỉ giúp trí não hoạt động tích cực hơn mà còn tăng cường kiểm soát tốt về mặt cảm xúc.

Một triết gia nổi tiếng người Hy Lạp Cổ Đại, ông Epictetus cũng từng khuyên nên tập trung vào những điều ta có thể kiểm soát đượctìm kiếm sự bình an bên trong. Hãy đối xử với người khác bằng sự tôn trọng, lịch sự nhất có thể. Đồng thời, nhìn nhận thị phi là cơ hội rèn luyện đạo đức bản thân thông qua lòng kiên nhẫn và sự khoan dung.

Nguồn Trang Viết Việt Nam

*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn

Bài viết khác:

Đã đến lúc phải xóa bỏ tư tưởng ‘mẹ chồng nàng dâu’

Thị trường Châu Á mỗi năm mang lại hàng tỷ USD cho hãng ‘đồng hồ thượng lưu’ Richard Mille

Những lợi ích khi tự viết sách xuất bản?

Agnikul Cosmos huy động gần 27 triệu USD và dự kiến phóng vệ tinh bằng động cơ tên lửa in 3D đầu tiê...

Đừng quên tôn chỉ nghề báo là ‘phò chính trừ tà’

Đừng bao giờ để áp lực cuộc sống ‘ngăn cách’ tình thân với Cha Mẹ

Người cha cầu cứu: “Xin hãy lấy não của tôi thay cho con gái tôi”

Câu chuyện tình bạn giữa Thói Xấu và Thói Tốt

Bánh handmade Quỳnh’s Cake hoàn toàn sử dụng nguyên liệu 'tươi' ?

ThS. Phạm Ngọc Tân: “Người biết chịu thiệt mới là người tử tế”

Giữ 5 nguyên tắc 'vàng' để tránh rạn nứt hôn nhân

Nếu 'bạn chưa tin lựa chọn ở bản thân' hãy tham khảo từ những người thành công

Vai trò 'Dịch Thuật Đa Ngôn Ngữ' đối với đời sống như thế nào?

Lý do tại sao nhiều người vẫn chưa thành công?

Có nên kết thân với người yêu cũ hay không?

Tiến sĩ Huỳnh Đức Thiện: ‘Đừng để cám dỗ cướp mất hạnh phúc và thành công'

9 thói quen sai lầm phổ biến khiến người bán mất khách nhiều nhất

Không để người mẹ đơn độc chịu đựng nỗi đau mất con

Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton kêu gọi quan tâm chăm sóc 'sức khỏe tâm thần'

Anh em giúp nhau là Trách nhiệm hay Quý Nhân?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
1 năm trước

Đọc xong bài viết thấy nhẹ nhàng, tư tưởng không còn cảm thấy khó chịu khi bị thi phi. Cảm ơn tác giả