Tiến sĩ Rick Hanson khẳng định chứng bệnh tiêu cực rất nguy hiểm

Những bộn bề lo toan trong cuộc sống, ngày càng khiến chúng ta không còn nhiều thời gian quan tâm đến sức khỏe tâm lý cho bản thân. Cộng với thường xuyên “bỏ lơ” cảm xúc tích cực, từ đó dễ mắc phải tình trạng căng thẳng, trầm cảm, lo âu thậm chí còn bị tổn thương tinh thần nghiêm trọng, dẫn tới kết cục bi thương. Tất cả các nhân tố liên quan, phần lớn đều do tư tưởng tiêu cực gây nên.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công An, năm 2021 đã bắt giữ 81.770 phạm nhân, đa số chủ yếu là nguyên nhân không làm chủ được cảm xúc. Bên cạnh số liệu thống kê từ Bộ Y Tế cung cấp, những bệnh nhân bị rối loạn sang chấn sau stress (PTSD) cao hơn 30% và tiếp tục tăng mạnh vào những năm gần đây.

Cho thấy mức độ nguy hiểm này, chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Như vậy, giải pháp nào có thể ngăn chặn những tác động độc hại tiêu cực, cũng như sự hủy hoại của chúng đối với chúng ta. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lý do tại sao tư duy tích cực ngày càng bị “xâm hại”.

Nguyên nhân sinh ra ý nghĩ tiêu cực

Trong các mối quan hệ thông thường sẽ có 2 dạng giao tiếp, ngôn ngữ và phi ngôn ngữ hay còn gọi là giao tiếp hình thể bao gồm những hành động, thái độ, biểu cảm nhằm truyền tải thông điệp đến với người khác. Ngoài ra, còn có quy tắc ứng xử văn hóa được xã hội công nhận thông qua luật pháp, đạo đức để giúp con người hướng tới những giá trị cao đẹp.

Cho nên có thể nói vi phạm đạo đức hôn nhân, gia đình và xã hội là nguyên nhân thứ nhất sinh ra quan điểm tiêu cực. Thứ hai, so sánh hơn thua sẽ làm giảm năng lượng tích cực bên trong. Thứ ba, trông đợi người khác ứng xử thuận ý, nhưng nếu họ lờ đi thì bản thân tự nhận mình đang bị xem thường, nhất là những việc mà ta xem trọng.

Chẳng hạn, bạn là một người rất nhiệt tình tương tác khi ai đó nhắn tin nhưng đến lúc bạn muốn thăm hỏi thì họ im lặng, không hồi đáp hoặc thi thoảng kiểm tra thấy họ hay người quen khác đã chặn nhật ký, hủy kết bạn, chặn tin. Trong những hoàn cảnh như thế, bạn sẽ khó chịu vì nghĩ rằng họ thiếu tôn trọng và coi thường mình.

Tuy nhiên, qua kết quả điều tra khảo sát thực tế mà chúng tôi ghi nhận số đông là do thói quen, không đặt nặng, bận rộn hoặc sợ phiền. Ngay cả trường hợp bị chỉ trích trực tiếp hoặc mỉa mai kể xấu, cũng vì khác quan điểm chứ không nghĩ bản thân đang xúc phạm người kia.

Các nguyên nhân xảy ra tiêu cực

Ảnh. Các nguyên nhân tiêu cực

Hậu quả tư tưởng tiêu cực trong y học

Theo tiến sĩ Rick Hanson, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, từng nghiên cứu về thiên kiến tiêu cực ở não người, đã đánh giá khả năng lưu nhớ ký ức tiêu cực mạnh hơn so với tích cực. Đồng thời, ông còn chỉ ra “Hậu quả rối loạn căng thẳng bởi những suy nghĩ tiêu cực gây nên, làm cho lượng oxi máu trong não lưu thông kém, khiến cơ thể mệt mỏi hay cáu giận nên sản sinh hàm lượng hormone cortisol trong não tăng cao. Một khi tình trạng này kéo dài, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc não, thậm chí bị teo não và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, mãn tính.”

Hậu quả não bên trong bị tổn thương

Hậu quả não bên trong bị tổn thương. Ảnh minh họa

Bên cạnh, một nghiên cứu của nhà khoa học khác ở Brazil, bà Suzana Herculano-Houzel phát hiện trong não nữ giới chứa 100 tỷ tế bào thần kinh và nam giới là 86 tỷ tế bào. Cùng lúc, TS.Mark George tiến hành cuộc quan sát bên trong não khi họ nhớ chuyện buồn ở quá khứ, ông nhìn thấy “những nơron gây sầu muộn ở nữ lan rộng gấp 8 lần so với nam nên phụ nữ dễ trầm cảm hơn đàn ông gấp 2 lần.”

Trong khi đó, khối lượng não chiếm từ 1,2-1,4 kilogram (kg) tương đương 2% trọng lượng cơ thể nhưng hấp thụ tới 20%-25% năng lượng để thúc đẩy các xung thần kinh hoạt động và uớc tính trung bình mỗi người có khoảng 50,000 – 80,000 lần giao động suy nghĩ hàng ngày. Đặc biệt, nếu tập trung một vấn đề, sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn thế, chưa kể những dòng tư tưởng tiêu cực xuyên suốt, dễ làm cao huyết áp và nhanh nguy cơ đột quỵ.

Tiến sĩ Rick Hanson chia sẻ

Ảnh. Tiến sĩ Rick Hanson. 

Tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống cá nhân và xã hội  

Có một chuyên gia nói rằng: “nếu cho phép tư tưởng tiêu cực bước vào tâm trí thì ta mới là thủ phạm gây ra sự đau khổ cho bản thân vì phải bắt não xứ lý quá nhiều cảm xúc buồn chán, mệt mỏi, tự ti, lo sợ, đa nghi, hờn trách, ganh ghét để dẫn dắt lòng tham tiêu cực, sân giận phá hoại tư duy tích cực thậm chí vắt kiệt tinh thần lạc quan, bao dung. Từ đó, dẫn tới hành động thiếu kiểm soát và mất dần tình thân, tình bạn, tình yêu lẫn tình người”.

Tư tưởng tiêu cực chỉ dẫn đến tổn thương cho bản thân

Tư tưởng tiêu cực làm khổ cho bản thân. Ảnh minh họa

Một thực trạng đáng buồn tại Việt Nam, dựa trên số liệu báo cáo của tòa án, trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 vụ ly hôn vì bị tổn thương cảm xúc. Cộng thêm tác động truyền thông tiêu cực ảnh hưởng cách nghĩ, lối sống của nhiều thế hệ. Bà Hạnh, một cư dân tri thức ở Quận Bình Thành chia sẻ “Bây giờ tôi thấy đạo đức xã hội con người đi xuống quá, nơi đâu cũng tỏa ra năng lượng tiêu cực từ người trẻ cho đến người già. Các trang mạng truyền thông ngày nay tràn ngập nội dung tiêu cực nào là cướp bóc, giết người, lừa đảo, hãm hiếp, bạo hành và cập nhật thường xuyên lối sống khoe khoang, ăn mặc hở hang, chưa kể soi mói đời tư, đưa hình ảnh, tin nhắn của người khác lên các trang mạng xã hội khi chưa được phép, thậm chí bơm thêm cho kịch tính. Hỏi sao con người không trở nên trầm cảm, tự ti, đa nghi và hung dữ ?!.”

Theo bà Hạnh “ngày trước giữ được lễ nghĩa trí tín là do tuyên truyền giáo dục, lan rộng tính nhân văn trong cộng đồng cho nên ai đó phạm lỗi là bị lên án ngay, nhưng nếu có chỉ trích, chê trách cũng hướng tới ngôn ngữ văn minh, lịch sự chớ không giống như thời nay”. Ngoài ra, bà cũng bày tỏ“thật ra con người ai cũng có thiện tính, ngay cả tội nhân không thể dung thứ, cũng biết đau khổ khi nghĩ về cha mẹ hoặc những người thân khác chẳng qua phút nóng giận, tham ái khiến họ mất tính tự chủ. Bởi quan điểm sinh ra từ môi trường nên truyền tư tưởng tích cực, chắc chắn xã hội sẽ nhân nhiều phiên bản tốt.”

Giải pháp ngăn chặn sự lây lan đối với những hành vi tiêu cực

Trong cơ chế tâm lý sinh học, nếu mỗi ngày chúng ta thu nạp những kiến thức, thông tin lành mạnh, bổ ích càng giúp cho tư duy lẫn tâm thức hoàn thiện. Không những trí não khỏe mạnh, thông minh mà còn sản sinh chất hormones serotonin, endorphin, oxytocin để tăng cường sức đề kháng miễn dịch cho cơ thể, đồng thời tự động hóa cảm xúc vui vẻ bên trong. Chính nhờ nguồn năng lượng tích cực, lạc quan tỏa ra bên ngoài mà thu hút những người xung quanh.

Năng lượng tích cực càng giúp cho bản thân tự tin, hạnh phúc

Người tích cực thường thấy sự lạc quan và vui vẻ. Ảnh minh họa

Ngược lại, nếu xét về hành vi tâm lý trong Học Thuyết Bắt Chước Gabriel Tarde, sẽ hiểu rằng“mỗi hành vi con người được tồn tại là do bắt chước” Ví dụ: người nghèo có thể bắt chước hành vi người giàu hoặc là hành vi thế hệ trẻ có thể bắt chước từ ông bà, cha mẹ, v.v.. Mặt khác, tài liệu còn chứng minh “phạm nhân là những người bình thường đã bắt chước, nhiễm theo hành vi tiêu cực từ người khác”. Bên cạnh Luật Hấp Dẫn có đề cập, nếu lặp lại ý nghĩ nhiều lần ở hiện tại, càng chiêu cảm hành động đó xảy tới trong tương lai bằng một dạng năng lượng do chính mình tạo ra. Mãi sau, người ta tìm thấy phương pháp Hoʻoponopono, một nghi thức cổ xưa của người Hawaii, đã được các nhà khoa học nghiên cứu, áp dụng chữa lành vết thương tâm lý, thông qua cách thực hành lòng biết ơn và tha thứ để nâng tần sóng rung động, mới thu hút những điều tốt đẹp bởi “nếu chạy theo hành vi tiêu cực của người khác, sẽ càng nhấn chìm cuộc đời ta đi xuống” trích lời triết gia Guru Gobind Singh từng đúc kết.

Nguồn Trang Viết Việt Nam

*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn

Bài viết khác:

Tại sao ông hoàng cải lương Vũ Linh khiến người ta ‘khó quên’?
Nếu hợp đồng chưa ký chính thức mà khách hàng hủy ngang khi đang giao dịch thì sẽ giải quyết ra sao?
Dấu hiệu suy giảm may mắn và phương pháp phục hồi
ThS. Phạm Ngọc Tân: “Người biết chịu thiệt mới là người tử tế”
Người cha cầu cứu: “Xin hãy lấy não của tôi thay cho con gái tôi”
Một người đàn bà thấy mình may mắn khi nhận được 'gia sản kế thừa'
Làm thế nào tìm ra sự thật về ‘sự hoài nghi’?
Cách giao tiếp trò chuyện thu hút người khác
Hoàng tử William và Công nương Kate Middleton kêu gọi quan tâm chăm sóc 'sức khỏe tâm thần'
Thu Thủy Phiên Dịch Đài Loan: "Dịch Thuật PLG đã có hơn 2.000 cộng tác người Việt ở 15 quốc gia"
Đã đến lúc phải xóa bỏ tư tưởng ‘mẹ chồng nàng dâu’
‘Ai rồi cũng bị thay thế và lãng quên’ nếu như chưa biết điều này
Thực hành chuyển hóa suy nghĩ tiêu cực trở nên lạc quan
Các hiệu ứng nào gây nên cơn sốt 'Truyền Thông Booking Media'?
Tính sĩ diện tốt hay xấu?
Cuộc trò chuyện giữa Lão Tử và Nhà Vua
Sự thật về thị phi và cách giữ tâm bình an như thế nào?
Những lợi ích khi tự viết sách xuất bản?
Đừng bao giờ bị 'mắc bẫy' cờ bạc lô đề giống như tôi
Nguyên nhân rạn nứt và cách ‘nuôi dưỡng’ tình bạn
5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hồng Nga
1 năm trước

Bài viết phân tích sâu sắc

[…] thân. Đồng thời, kêu gọi mọi người hãy dừng suy nghĩ tiêu cực, trong đó có Tiến sĩ Rick Hanson khẳng định chứng bệnh tiêu cực rất nguy hiểm. Ngoài ra, còn cảnh báo hội chứng này rất dễ lây lan, ảnh hưởng nghiêm trọng […]