Với tốc độ phát triển của các ngành nghề như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các sản phẩm, dịch vụ càng khiến cho chủ nghiệp doanh nghiệp tỏ ra lo lắng và đặt ra bài toán làm thế nào để thu hút khách hàng. Trong các số phương pháp tiếp cận, được nhiều doanh lựa chọn nhiều nhất vẫn là chọn viết bài PR.
Bởi PR không chỉ xây dựng thương hiệu uy tín mà còn tiết kiệm thêm chi phí quảng cáo. Nhất là giúp khách hàng hiểu rõ hơn những hoạt động doanh nghiệp thông qua bài viết. Tuy nhiên, PR đang ngày càng bị lạm dụng và chọn cách nào để thuyết phục khách hàng tin tưởng. Hãy cùng nhìn lại quá trình hình thành cũng như hiểu đúng về những giá trị lợi ích mà PR mang lại.
Nguồn gốc và ý nghĩa PR
Theo nguồn tư liệu tổng hợp để lại: “PR” được viết tắt từ Public Relations, do ông Thomas Jefferson, vị tổng thống thứ 3 Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đặt tên gọi đầu tiên vào năm 1807. Tiếp tới năm 1882, luật sư Dorman Bridgman Eaton, người cải cách dịch vụ dân sự liên bang Mỹ, mô tả khái niệm PR. Cho đến năm 1897 sau khi xuất bản cuốn sách “Niên Giám Bài Văn Hay của Ngành Đường Sắt” thuộc Hiệp Hội Ngành Đường Sắt Mỹ bởi tác giả Edward L.Berneys, đã chia sẻ những câu chuyện thú vị, thu hút hàng triệu độc giả. Ngoài ra, còn có ông Ivy Lee là thế hệ cùng thời, chuyên gia xử lý khủng hoảng truyền thông, đồng thời là biểu tượng doanh nhân mẫu mực về lòng trung thực.
Có thể nói Ông Ivy Lee và ông Edward L.Berneys đều là“cha đẻ của ngành PR” bởi họ là những người đầu tiên khai thác và áp dụng thành công các nguyên tắc PR, tạo ra sức ảnh hưởng, làm dấy lên phong trào quan tâm của dư luận, nhờ vậy mà dần phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.
Đến đầu năm 1993, ngành học này bắt đầu thịnh hành tại Việt Nam và được định nghĩa ‘PR là quan hệ công chúng’, hỗ trợ trong hoạt động đối ngoại của cá nhân, tổ chức, chính phủ với xã hội hoặc quốc gia khác thông qua những hành động tích cực, nhân văn và truyền thống nhằm mục đích lan toả giá trị đến cộng đồng.
Lợi ích từ bài viết PR
Nhìn lại quá trình phát triển lịch sử của ngành PR cho đến nay, phải thừa nhận rằng PR là một trong những kênh tiếp cận, mang lại hiệu quả cao trong việc xây dựng thương hiệu hình ảnh. Trong đó, một bài viết hay có giá trị sẽ kết nối người xem nắm rõ kiến thức, tin tưởng sản phẩm, yêu mến nhân vật, cũng như gia tăng số lượng độc giả, khách hàng biết đến giúp cho việc kinh doanh ngày càng phát triển. Ngoài ra, còn có thể bảo vệ danh tiếng doanh nghiệp/cá nhân trước những cơn khủng hoảng truyền thông.
Chính những ưu điểm này, PR trở thành “bạn đồng hành quan trọng” trong mỗi chiến dịch tiếp thị Marketing. Tuy nhiên trên thực tế, đa số chỉ tập trung vào thương hiệu, thậm chí cho rằng scandal (vụ bê bối) cũng là chiêu trò PR nhằm đánh bóng tên tuổi. Từ đó, dần bị mất lòng tin của công chúng bởi thiếu tính khách quan, trung thực, đậm chất quảng cáo, nội dung phản cảm, dễ gây ra sự nhàm chán cho người đọc.
Qua đây cho thấy, một bài viết PR chất lượng, không những đòi hỏi kỹ năng viết chuyên nghiệp, mà còn phải vững kiến thức tổng hợp, hiểu đúng tâm lý độc giả và ý muốn khách hàng. Đồng thời, biết cách khai thác sự thật làm nổi bật nội dung sản phẩm/nhân vật bằng hình ảnh, kết hợp ngôn từ gần gũi để hướng bài viết đến giá trị cộng đồng, nhân văn. Có như vậy, mới nhận lại sự quan tâm, hài lòng từ công chúng và khách hàng.
Các hình thức viết bài PR
Khi hiểu được tầm quan trọng của giá trị bài viết PR, doanh nghiệp mới có thể xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu theo cách mà mình mong muốn. Hiện nay, có nhiều hình thức viết bài đa dạng, nhưng đa số chỉ xoay quanh ba dạng phổ biến chính. Các bạn có thể tham khảo để chủ động hơn trong việc thực hiện bài viết hoặc thuê dịch vụ bên ngoài.
2. Tự Giới thiệu
Đây là một hình thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để giới thiệu hình ảnh công ty, ra mắt sản phẩm và công bố thông tin mới thông qua các sự kiện đã tổ chức. Thông qua việc kết hợp giữa nội dung PR và quảng cáo, bài viết này mang lại sự hiệu quả vượt trội trong việc tạo dựng thương hiệu và kết nối với những khách hàng tiềm năng.
2. Bài Xã Luận
Với hình thức này sẽ gây sự chú ý đặc biệt vì tính khách quan, không bị chi phối bởi nội dung quảng cáo. Điều này tạo ra ấn tượng mạnh mẽ thông qua từng câu chuyện đời thực, truyền cảm hứng cho độc giả bằng giá trị thực tiễn và nhân văn. Bài viết xã luận thường mang tính phân tích sâu về một vấn đề, đưa ra quan điểm riêng và tạo sự tương tác với độc giả, góp phần xây dựng lòng tin và uy tín cho tờ báo hoặc nguồn thông tin tương tự.
3. Bài Kiểm Chứng
Là một hình thức chia sẻ dựa trên trải nghiệm thực tế của khách hàng để viết lên cảm nhận, nhận xét (review) hoặc kêu gọi hành động. Nếu thông qua sự chia sẻ của chuyên gia, người nổi tiếng có sức ảnh hưởng (KOL – Key Opinion Leader), bài viết dễ thu hút người xem cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Bằng cách chia sẻ những trải nghiệm tích cực và đáng tin cậy, bài kiểm chứng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và tạo động lực mua hàng cho khách hàng tiềm năng.
4. Bài phân tích chuyên sâu
Hình thức này yêu cầu người viết cần nắm vững kiến thức chuyên môn và khả năng phân tích sâu về một lĩnh vực cụ thể. Bài viết chuyên sâu thường tập trung vào việc giải thích, phân tích và cung cấp thông tin chi tiết về một vấn đề hoặc một lĩnh vực đặc biệt. Điều này giúp xây dựng uy tín và đáng tin cậy cho doanh nghiệp và tạo ra giá trị cho độc giả.
5. Câu chuyện truyền thông
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay và được nhiều các quốc gia trên thế giới áp dụng. Bởi hiệu quả và lợi ích của nó mang lại giúp người dùng dễ tiếp cận, dễ nhớ, dễ tạo cảm xúc tương tác vì theo nghiên cứu tâm lý về hành vi con người đa số họ thích nghe những gì mang tính trực diện, cụ thể. Đồng thời, cách này kích thích được khả năng tưởng tượng và in sâu trong tâm trí một cách dễ dàng. Do vậy, một câu chuyện hấp dẫn, tình tiết khác thường với kết thúc nhân văn có hậu sẽ nhanh thúc đẩy cảm xúc người xem, cũng như tạo được dấu ấn với khách hàng.
Cô Thu, đại diện PLG chia sẻ “Có thể mỗi hình thức khác nhau nhưng đều hướng chung mục đích xây dựng thương hiệu và phát triển hình ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, dù áp dụng cách nào đi nữa thì tính trung thực và logic vẫn là yếu tố quan trọng nhất”. Cô nói thêm “Bây giờ khách hàng, độc giả đều là những người thông minh, trí thức nên họ rất nhạy cảm nhũng nội dung bài viết mang đậm chất quảng cáo hoặc phản cảm. Vì vậy, nếu bài viết không có chiều sâu, không có giá trị thì khó thuyết phục được họ.”
Theo thống kê của Google, trung bình mỗi người Việt Nam dành khoảng 2 giờ 20 phút mỗi ngày để truy cập internet. Trong số đó, có khoảng 80% thời gian dành cho việc đọc các nội dung trên internet, chẳng hạn như tin tức, bài báo, bài viết trên blog, các mạng xã hội. Điều đó, đủ chứng minh nhu cầu viết đang được quan tâm nhằm đáp ứng thị hiếu và mở rộng cho công việc kinh doanh. Cô chia sẻ thêm: “Bên cạnh xu hướng phát triển ngành truyền thông quốc tế, chúng tôi cũng phải đáp ứng đầy đủ đa dạng ngôn ngữ, am hiểu văn hóa mới có thể giúp doanh nghiệp tiến xa con đường hội nhập thế giới”.
Thực hiện bài viết PLG www.plg.com.vn
*Nếu Quý độc giả cảm thấy bài viết hữu ích, mời các bạn hãy nhấn vào nút chia sẻ bên dưới. Trong trường hợp muốn đóng góp thông tin hoặc có yêu cầu liên quan, xin hãy gửi về hộp thư trực tuyến của Trang Viết Việt Nam tại contact@trangviet.vn
Minh đã sử dụng dịch vụ của PLG, chất lượng bài viết rất tốt
Tôi đang quan tâm dịch vụ bài viết này, nhờ các bạn tư vấn
Tôi từng sống ở Việt Nam và cũng từng thuê nhiều người viết bài nhưng chất lượng viết chưa sâu sắc, thậm chí các tờ báo còn viết kiểu “chợ” nhiều lắm. Tôi đã đọc các thể loại bài mà các bạn viết thật sự dễ chịu và bổ ích.
Ông tổ ngành PR tuyệt vời quá
Tôi muốn xin số điện thoại để liên hệ